Tổng hợp bài mẫu IELTS Writing 2024 - Cập nhật liên tục nhanh nhất

10/01/2024

Bài mẫu IELTS Writing Tháng 04/2024

IELTS Writing 20/04/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 20/04/2024

 

The chart below shows the average number of kilometres travelled by car in five countries from 1990 to 2010.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

 
 

 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Sự biến động trong khoảng cách trung bình mỗi lần đi lại bằng ô tô ở năm quốc gia khác nhau trong vòng 20 năm.

II. Tổng Quan:

  • Một xu hướng tăng rõ ràng ở Mỹ (USA) và Anh (UK), trong khi có một xu thế ngược lại ở các quốc gia còn lại, với Mỹ luôn có các con số cao hơn so với các quốc gia khác.

III. Thân Bài 1:

Phân tích sự chênh lệch giữa dữ liệu vận tải của Mỹ và Anh:
  • Sự tăng dần ở cả hai quốc gia trong 15 năm đầu.
  • Mỹ có số liệu dao động từ 1700 đến hơn 1800 kilômét, trong khi Anh dao động từ 1300 đến 1400 kilômét.
  • Mỹ trải qua sự giảm nhỏ trước khi tăng lên đến 1800 kilômét vào cuối thời kỳ, trong khi Anh có một sự tăng nhỏ vào khoảng năm 2010.

VI. Thân Bài 2:

Phân tích sự biến động ở ba quốc gia còn lại (Đức, Pháp, Nhật Bản):
  • Từ 1990 đến 2005, Đức và Pháp duy trì ổn định với con số dao động xung quanh 1600 và 1000 kilômét.
  • Nhật Bản trải qua một biến động giảm, với khoảng cách đi lại bằng ô tô dao động từ 700 đến dưới 400 kilômét.
  • Sự suy giảm được quan sát ở cả ba quốc gia, với các số liệu ở mức 1300, 900 và 400 kilômét, mặc dù ở các mức độ khác nhau.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

The provided line graph delineates the fluctuations in the average distance commuted by car across five distinct nations over a span of 20 years. Measurements are in kilometers. 

Generally, a discernible upward trend was observed in the United States (USA) and the United Kingdom (UK), while the opposite held true for the remaining countries, with the USA consistently exhibiting higher figures than the others.

Commencing with the disparities between the transportation data of the USA and the UK, a notable feature is the gradual ascent experienced by both nations over the initial 15 years, with figures for the USA hovering around 1700 to surpassing 1800 kilometers, and for the UK, ranging from approximately 1300 to 1400 kilometers. Intriguingly, while the USA witnessed a slight decline before rising to precisely 1800 kilometers by the conclusion of the period, there was a marginal increase noted in the UK around 2010.

Turning to the remaining three countries, namely Germany, France, and Japan, a similar pattern emerged. Throughout the duration from 1990 to 2005, the data for Germany and France remained relatively stable, with figures hovering at nearly 1600 kilometers and around 1000 kilometers, respectively. In contrast, Japan experienced a downward fluctuation, with distances commuted by car ranging from 700 to under 400 kilometers during the same timeframe. Another noteworthy aspect depicted in the graph is the universal decline observed in all three nations, albeit to varying degrees, with figures converging around 1300, 900, and 400 kilometers in order.

(245 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH:

Đồ thị mô tả sự biến động trong khoảng cách trung bình mỗi lần đi lại bằng ô tô ở năm quốc gia khác nhau trong vòng 20 năm. Đơn vị đo là kilômét.

Nhìn chung, ta quan sát được một xu hướng tăng rõ ràng ở Mỹ (USA) và Anh (UK), trong khi có một xu thế ngược lại ởi các quốc gia còn lại, với Mỹ luôn có các con số cao hơn so với các quốc gia khác.

Bắt đầu từ sự chênh lệch giữa dữ liệu vận tải của Mỹ và Anh, một điểm đáng chú ý là sự tăng dần ở cả hai quốc gia trong 15 năm đầu, với số liệu ở Mỹ dao động xung quanh 1700 đến vượt quá 1800 kilômét, và ở Anh, dao động từ khoảng 1300 đến 1400 kilômét. Ngoài ra, trong khi Mỹ chứng kiến một sự giảm nhỏ trước khi tăng lên đến 1800 kilômét vào cuối thời kỳ, có một sự tăng nhỏ được ghi nhận ở Anh vào khoảng năm 2010.

Chuyển sang ba quốc gia còn lại, là Đức, Pháp và Nhật Bản, một xu thế tương tự nhau có thể nhìn thấy được. Suốt thời gian từ 1990 đến 2005, dữ liệu cho Đức và Pháp duy trì ổn định tương đối, với con số dao động xung quanh 1600 kilômét và khoảng 1000 kilômét, tương ứng. Ngược lại, Nhật Bản đã trải qua một biến động giảm, với khoảng cách đi lại bằng ô tô dao động từ 700 đến dưới 400 kilômét trong cùng khoảng thời gian. Một khía cạnh đáng chú ý là sự suy giảm ở cả ba quốc gia, mặc dù ở các mức độ khác nhau, với các số liệu ở mức 1300, 900 và 400 kilômét.

KEY VOCABULARY:

  • Delineate (verb) - Mô tả, phác thảo
  • Discernible (adjective) - Có thể nhận biết, có thể phân biệt được
  • Disparity (noun) - Sự chênh lệch, sự khác biệt
  • Ascent (noun) - Sự tăng lên, sự leo lên
  • Marginal (adjective) - Nhỏ, không đáng kể
  • Universal (adjective) - Phổ biến, tổng quát

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 20/04/2024:

 

All university students should do some voluntary work to help the local community.
To what do you agree or disagree?

 

DÀN BÀI:
I. Giới thiệu:

  • Sự tham gia vào công việc tình nguyện đang tăng mạnh, khiến cho cuộc tranh luận về việc liệu có nên bắt buộc sinh viên đại học tham gia vào các nhóm từ thiện hay không.
  • Đề cập đến lợi ích của việc tích hợp hoạt động tình nguyện vào chương trình giáo dục đại học và đưa ra lập luận ủng hộ quan điểm này.

II. Thân Bài 1:

Tăng cường tinh thần đồng đội và cải thiện sức khỏe tinh thần

  • Sự cần thiết của thời gian nghỉ ngơi trong cuộc sống học đường.
  • Lợi ích của việc tham gia vào các hoạt động từ thiện đối với sức khỏe tinh thần và tinh thần đồng đội của sinh viên.

II. Thân Bài 2:

Ý kiến phản bác

  • Có ý kiến cho rằng sinh viên rất bận rộn học, đặc biệt là những sinh viên năm cuối

Lập luận bảo vệ quan điểm

  • Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng kỹ năng như giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và quản lý thời gian thông qua việc tham gia vào hoạt động tình nguyện.
  • Sự cần thiết của việc trang bị sinh viên với những kỹ năng và trải nghiệm thực tiễn để thành công trong môi trường làm việc sau tốt nghiệp.

IV. Kết Luận:

  • Tổng kết lợi ích của việc tích hợp hoạt động tình nguyện vào chương trình giáo dục đại học.
  • Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghiêm túc xem xét việc áp dụng chính sách này để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho sinh viên và đóng góp tích cực cho cộng đồng.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

The surge in voluntary work participation is unprecedented, sparking debates on whether it should be mandatory for tertiary-level undergraduates to engage in charity groups. While dissenting voices exist, I firmly advocate for integrating voluntary activities into university curricula due to the undeniable benefits they yield for students and communities alike. 

Firstly, it is indisputable that university students face immense pressure as they navigate the demanding landscape of academia, often juggling a multitude of courses and assignments. The intensity of their academic rigors can sometimes lead to burnout and feelings of overwhelm. In this context, allocating a designated period for community service emerges as a vital respite from their relentless schedules. By engaging in activities such as assisting the elderly in nursing homes or teaching literacy to homeless children, students can contribute to the betterment of society. This involvement fosters a sense of camaraderie among peers, forging bonds that extend beyond the classroom. Moreover, volunteering serves as a constructive means for students to unwind, promoting a balanced lifestyle. 

Critics may argue that not all undergraduates possess the luxury of spare time for volunteering, particularly those who are in their senior years and heavily immersed in intensive research endeavors to prepare for graduation. However, participation in voluntary activities instills invaluable life skills that are indispensable for future career success. Through volunteering, students cultivate essential competencies such as effective communication, teamwork, and proficient time management. Not only do these skills enhance their personal development but they also lay the foundation for thriving in collaborative professional settings post-graduation. Thus, far from being a mere extracurricular distraction, incorporating volunteering as a mandatory aspect of education is imperative for nurturing well-rounded individuals equipped for the challenges of the modern workforce.

In conclusion, despite the inconveniences that may arise for university students, integrating charity work into their academic pursuits offers significant benefits for both individuals and communities. Educational institutions should thus seriously consider adopting this policy to foster holistic development among students and contribute positively to local communities.

(331 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Sự tham gia vào công việc tình nguyện đang tăng mạnh, khiến cho cuộc tranh luận về việc liệu có nên bắt buộc sinh viên đại học tham gia vào các nhóm từ thiện hay không. Mặc dù có sự phản đối, tôi ủng hộ việc tích hợp các hoạt động tình nguyện vào chương trình giáo dục đại học vì những lợi ích không thể phủ nhận mà chúng mang lại cho sinh viên và cộng đồng. 

Thứ nhất, không thể phủ nhận rằng sinh viên đại học phải đối mặt với áp lực lớn khi họ thường xuyên phải vừa học nhiều môn học và làm nhiều bài tập. Sự bận rộn trong học tập có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức và cảm giác bị áp đặt. Trong bối cảnh này, việc dành một khoảng thời gian nhất định cho hoạt động cộng đồng trở nên cực kỳ cần thiết, giúp sinh viên có thời gian nghỉ ngơi từ việc học không ngừng nghỉ của mình. Bằng cách tham gia vào các hoạt động như giúp đỡ người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão hoặc dạy đọc viết cho trẻ em vô gia cư, sinh viên có thể góp phần cải thiện xã hội. Sự tham gia này tạo ra một tinh thần đồng đội giữa các bạn cùng lứa, tạo ra  sự gắn kết vượt qua giới hạn của lớp học. Hơn nữa, việc tình nguyện cũng là một phương tiện xây dựng tích cực giúp sinh viên thư giãn, thúc đẩy lối sống lành mạnh. 

Có ý kiến phản đối cho rằng không phải tất cả sinh viên đều có thời gian rảnh rỗi để tham gia tình nguyện, đặc biệt là những người đã ở trong năm cuối và bận rộn với các hoạt động nghiên cứu  để chuẩn bị tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện gieo vào sinh viên những kỹ năng sống vô cùng quý giá và cho sự thành công trong tương lai. Thông qua việc tình nguyện, sinh viên phát triển những năng lực cần thiết như giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và quản lý thời gian. Những kỹ năng này không chỉ làm tăng sự phát triển cá nhân của họ mà còn là nền tảng cho sự thành công trong các môi trường làm việc chung sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, việc tích hợp công việc tình nguyện như một phần bắt buộc của giáo dục là điều cần thiết để nuôi dưỡng những tài năng và trang bị đầy đủ cho sinh viên trước những thách thức của tương lai. 

Tóm lại, mặc dù có những vấn đề phát sinh đối với sinh viên đại học, việc tích hợp công việc từ thiện vào các hoạt động học tập của họ mang lại lợi ích đáng kể cho cả cá nhân và cộng đồng. Do đó, các cơ sở giáo dục nên nghiêm túc xem xét việc áp dụng chính sách này để nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện cho sinh viên và đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương.

KEY VOCABULARY:
  • Rigor (noun): Sự khắc nghiệt
  • Burnout (noun): Sự kiệt sức
  • Respite (noun): Sự nghỉ ngơi
  • Relentless (adjective): Không ngừng nghỉ
  • Betterment (noun): Sự cải thiện
  • Camaraderie (noun): Tình đồng đội
  • Instill (verb): Truyền, gieo
  • Indispensable (adjective): Không thể thiếu
  • Competency (noun): Năng lực
  • Thrive (verb): Phát triển mạnh mẽ
  • Imperative (adjective): Cấp bách
  • Holistic (adjective): Toàn diện

IELTS Writing 18/04/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 18/04/2024

 

The bar chart shows the average number of hours students in five different universities studied.

 
 

 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Biểu đồ cột trình bày sự chênh lệch rõ ràng về thời gian học của sinh viên qua năm tại năm cơ sở giáo dục.

II. Tổng Quan:

  • Mô hình học trong tuần và cuối tuần có sự khác biệt đáng kể.
  • Các cơ sở có sự nhất quán cao về thời gian học trong tuần, nhưng cuối tuần lại có sự dao động rộng

III. Thân Bài 1:

Số liệu của Các Ngày Trong Tuần
  • Sinh viên Đại học C dành nhiều thời gian nhất, với 10.6 giờ.
  • Các cơ sở còn lại có thời gian học khá tương đồng, xấp xỉ 10 giờ.

VI. Thân Bài 2:

Số liệu của Cuối Tuần
  • Sinh viên Đại học A dẫn đầu, dành 9 giờ cho việc học.
  • Đại học B và C theo sau với 8.6 và 7.8 giờ tương ứng.
  • Đại học D và E có thời gian học cuối tuần trung bình xấp xỉ 6 giờ, tương đối đồng nhất.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

The bar charts illustrate the stark discrepancies in study time dedicated by students across five educational institutions.

Overall, a distinct disparity exists between weekday and weekend study patterns. While weekdays display remarkable consistency across most institutions, weekends reveal a wider range, varying from 6 to a substantial 9 hours.

Looking first at weekdays’ figures which reveal a clear pattern, students from University C demonstrably dedicate the most time, clocking in at an impressive 10.6 hours. Interestingly, students at the remaining universities exhibit remarkable consistency, hovering around the 10-hour mark.

Turning to weekends which present a more nuanced picture, a noticeable difference emerges in the time spent on assignments. University A students lead the pack, devoting a significant 9 hours to this pursuit. This is closely followed by Universities B and C at 8.6 and 7.8 hours respectively. Conversely, a sense of uniformity characterizes Universities D and E, with their students averaging approximately 6 hours of weekend study.

(160 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH:

Biểu đồ cột mô tả sự chênh lệch rõ ràng trong thời gian học tập của sinh viên qua năm cơ sở giáo dục.

Nhìn chung, có sự khác biệt rõ ràng giữa mô hình học vào các ngày trong tuần và cuối tuần. Trong khi các ngày trong tuần thể hiện sự nhất quán đáng kể ở hầu hết các cơ sở, cuối tuần lại cho thấy sự, dao động từ 6 đến 9 giờ học.

Bắt đầu với số liệu của các ngày trong tuần, sinh viên từ Đại học C rõ ràng dành nhiều thời gian nhất, lên tới 10.6 giờ. Sinh viên ở các trường còn lại có giờ học khá tương đồng, dao động xung quanh con số 10 giờ.

Chuyển sang cuối tuần, một sự khác biệt đáng chú ý trong thời gian dành cho việc làm bài tập. Sinh viên của Đại học A dẫn đầu, dành 9 giờ cho việc này. Điều này được tiếp theo bởi các Đại học B và C với lần lượt 8.6 và 7.8 giờ. Ngược lại, có tương đồng ở các Đại học D và E, với sinh viên của họ dành trung bình khoảng 6 giờ học vào cuối tuần.

KEY VOCABULARY:

  • Stark discrepancy (noun phrase) - Sự chênh lệch rõ ràng
  • Distinct disparity (noun phrase) - Sự khác biệt rõ ràng
  • Demonstrably (adverb) - Minh chứng rõ ràng
  • Pursuit (noun) - Sự theo đuổi
  • Uniformity (noun) - Sự đồng nhất

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 18/04/2024:

Some people think that in order to prevent illness and disease, governments should make efforts in reducing environmental pollution and housing problems. 
To what extent do you agree or disagree with this statement?

DÀN BÀI:
I. Giới thiệu:

  • Tranh luận về việc giải quyết các vấn đề về nhà ở và môi trường nhằm phòng ngừa bệnh tật là phương án tối ưu.
  • Đồng ý với quan điểm trên

II. Thân Bài 1:

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn nhà ở:

  • Nâng cao tiêu chuẩn nhà ở giúp giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với các loại vi khuẩn, ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật.
  • Ví dụ: nghiên cứu cho rằng nhà riêng ít lây lan bệnh hơn các khu tập thể
  • Hệ thống sưởi và làm lạnh hiệu quả trong nhà giúp bảo vệ sức khỏe của cư dân khỏi những tác động của biến đổi khí hậu.

II. Thân Bài 2:

Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng:

  • Cải thiện chất lượng không khí và nước, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và nhiễm bệnh qua nước.
  • Ví dụ: một số thành phố có tỷ lệ nước và không khí ô nhiễm, dẫn tới nguy cơ bệnh cao
  • Áp dụng các biện pháp tái chế chất thải giúp giảm sự phát triển của các loài côn trùng mang bệnh, tạo ra môi trường sống vệ sinh và an toàn hơn.

IV. Kết Luận:

  • Tóm tắt ý chính về tầm quan trọng của việc đầu tư vào nhà ở và bảo vệ môi trường để phòng ngừa bệnh tật.
  • Khuyến khích sự đầu tư của chính phủ để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và cải thiện môi trường sống.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

It is believed that there is a prevalent argument advocating for governmental intervention in addressing residential and ecological challenges as a preventive measure against certain diseases. Personally,  I strongly concur with this standpoint for several compelling reasons.

Firstly, enhancing housing standards serves to mitigate direct exposure to various pathogens, as private dwellings act as a barrier against contaminated air, thereby reducing the likelihood of infection. For instance, research indicates that influenza transmission is more rampant within communal living setups compared to single-household communities, where inhabitants have limited physical interaction. Moreover, residences equipped with efficient heating and cooling systems offer superior defense against ailments associated with extreme temperature fluctuations, thus curtailing prolonged exposure to adverse weather conditions.

Additionally, prioritizing eco-friendly initiatives plays a pivotal role in enhancing public health by improving the quality of air and water resources, consequently alleviating the incidence of respiratory disorders and waterborne illnesses. For instance, in Vietnam, where urban centers such as Hanoi and Ho Chi Minh City deal with significant pollution issues, implementing measures to curb air and water contamination could substantially reduce respiratory ailments and diseases stemming from tainted water sources. Furthermore, adopting waste recycling practices aids in restricting the proliferation of disease-carrying pests such as rats, thereby fostering cleaner and more hygienic living environments.

In conclusion, I firmly believe that investing in equitable housing and environmental conservation represents a promising approach. Not only does this strategy afford individuals enhanced protection, but it also contributes to the broader improvement of environmental health, mitigating the prevalence of diseases within communities.

(255 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Có một cuộc tranh luận ủng hộ sự can thiệp của chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề về nhà ở và môi trường nhằm phòng ngừa một số loại bệnh. Cá nhân tôi đồng tình với quan điểm này vì một số lý do sau. 

Thứ nhất, nâng cao tiêu chuẩn nhà ở giúp giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp với các loại vi khuẩn khác nhau, vì những ngôi nhà tách biệt hoạt động như một rào cản chống lại không khí bị nhiễm bẩn, từ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng sự truyền nhiễm cúm trở nên phổ biến trong các khu tập thể so với một hộ gia đình, nơi cư dân có tiếp xúc hạn chế. Hơn nữa, những ngôi nhà được trang bị hệ thống sưởi và làm lạnh hiệu quả cung cấp sự phòng vệ tốt hơn chống lại các bệnh liên quan đến biến động nhiệt độ, hạn chế tiếp xúc kéo dài với điều kiện thời tiết bất lợi.

Thêm vào đó, ưu tiên các phương án thân thiện với môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng cách cải thiện chất lượng không khí và tài nguyên nước, từ đó giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp và bệnh lây qua đường nước. Ví dụ, tại Việt Nam, nơi các trung tâm đô thị như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều đối mặt với vấn đề ô nhiễm đáng kể, việc thực hiện các biện pháp để kiềm chế ô nhiễm không khí và nước có thể giảm đáng kể các bệnh về đường hô hấp và các bệnh xuất phát từ nguồn nước bị ô nhiễm. Hơn nữa, việc áp dụng các phương pháp tái chế chất thải giúp hạn chế sự phát triển của các loài côn trùng mang bệnh như chuột, từ đó tạo ra môi trường sống sạch sẽ và vệ sinh hơn. 

Tóm lại, tôi tin rằng đầu tư vào nhà ở và bảo tồn môi trường là một phương pháp hứa hẹn. Điều đó không chỉ mang lại sự bảo vệ cho cá nhân, mà nó còn đóng góp vào việc cải thiện rộng môi trường sống, giảm thiểu sự phổ biến của các bệnh trong cộng đồng.

KEY VOCABULARY:
  • Governmental intervention (noun phrase) - Sự can thiệp của chính phủ
  • Preventive measure (noun phrase) - Biện pháp phòng ngừa
  • Dwelling (noun) - Nơi ở
  • Pathogen (noun) - Mầm bệnh
  • Contaminated (adj) - Bị ô nhiễm
  • Transmission (noun) - Sự truyền nhiễm
  • Curtail (verb) - Hạn chế
  • Adverse weather condition (noun phrase) - Điều kiện thời tiết bất lợi
  • Respiratory disorder (noun phrase) - Bệnh rối loạn hô hấp
  • Waterborne illness (noun phrase) - Bệnh truyền nhiễm qua nước
  • Curb (verb) - Kiềm chế
  • Proliferation (noun) - Sự tăng trưởng nhanh chóng
  • Disease-carrying pest (noun phrase) - Loài mang mầm bệnh
  • Mitigate (verb) - Giảm nhẹ

IELTS Writing 13/04/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 13/04/2024

 

The chart below gives information about the journeys to school by children aged 11 to 16 in the UK in a year.
Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

 
 

 

 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Thông tin về phương thức di chuyển của học sinh từ 11 đến 16 tuổi ở Vương quốc Anh trong việc đi đến trường, phân loại theo khoảng cách.

II. Tổng Quan:

  • Sự phổ biến của đi bộ và đạp xe trên các tuyến đường ngắn.
  • Sự tăng lên của việc sử dụng xe hơi và xe buýt khi khoảng cách đến trường tăng.

III. Thân Bài 1:

Phương tiện cơ giới:

  • Tỷ lệ đi xe hơi tăng khi khoảng cách vượt quá 5 dặm, đạt đến 45%.
  • Xe buýt trở thành lựa chọn ưa thích cho khoảng cách xa, với 70% học sinh chọn phương tiện này.

Thống kê về sở thích ngôn ngữ:

  • Sự giảm mạnh trong số học sinh chọn tiếng Pháp, giảm 25% từ 50%.
  • Tỷ lệ học sinh học tiếng Đức giảm từ 20% xuống 15%.
  • Tỷ lệ học sinh chọn tiếng Tây Ban Nha tăng gấp đôi từ 5% lên 10%

VI. Thân Bài 2:

Đi bộ:

  • Phương thức chính cho khoảng cách gần, với 60% học sinh chọn đi bộ khi tuyến đường từ 0 đến 1 dặm.
  • Tỷ lệ đi bộ giảm khi khoảng cách tăng.

Đạp xe:

  • Phổ biến cho các tuyến đường ngắn, với 80% trẻ em chọn đạp xe cho khoảng cách từ 0 đến 1 dặm.
  • Giảm xuống khoảng 55% cho khoảng cách từ 1 đến 2 dặm.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

The provided bar chart elucidates the transportation preferences among schoolchildren aged 11 to 16 in the UK for their daily journeys to school, categorized by proximity.

Overall,  it is evident that walking and cycling are the most popular modes of transport for shorter routes, while car and bus usage increases as the distance to school grows.

Commencing with motorized transportation, there is a noticeable surge in car usage for distances exceeding 5 miles, with 45% of children opting for car journeys for such extended routes. Similarly, buses emerge as a favored option for students commuting longer distances, with a substantial 70% of children traveling over 5 miles to school by bus.

Turning to walking, it is the primary mode of transport for shorter proximities. Approximately 60% of students in the 11 to 16 age bracket choose to walk when the route ranges from 0 to 1 mile, with this proportion gradually declining as the distance increases. Likewise, cycling is preferred for shorter routes, with around 80% of children opting to cycle for distances between 0 and 1 mile, and 55% for routes ranging from 1 to 2 miles.

(188 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH:

Biểu đồ cung cấp chi tiết về phương thức di chuyển của học sinh từ 11 đến 16 tuổi ở Vương quốc Anh trong các chuyến đi hàng ngày đến trường, được phân loại theo gần xa.

Nhìn chung, có thể thấy rằng đi bộ và đạp xe là các phương tiện di chuyển phổ biến nhất cho những tuyến đường ngắn, trong khi việc sử dụng xe hơi và xe buýt tăng lên khi khoảng cách đến trường càng xa.

Bắt đầu với phương tiện cơ giới, có một sự tăng đột ngột đáng chú ý trong việc sử dụng xe hơi cho những khoảng cách vượt quá 5 dặm, với 45% học sinh lựa chọn đi xe hơi cho những tuyến đường dài như vậy. Tương tự, xe buýt trở thành lựa chọn ưa thích cho học sinh đi lại với khoảng cách xa hơn, với 70% học sinh đi hơn 5 dặm đến trường bằng xe buýt.

Chuyển sang việc đi bộ, đây là phương thức di chuyển chính cho những khoảng cách gần. Khoảng 60% học sinh trong nhóm tuổi 11 đến 16 chọn đi bộ khi tuyến đường từ 0 đến 1 dặm, với tỷ lệ này dần giảm khi khoảng cách của đường đi tăng lên. Tương tự, đạp xe là sự lựa chọn ưa thích cho những tuyến đường ngắn, với khoảng 80% trẻ em chọn đạp xe cho những khoảng cách từ 0 đến 1 dặm, và 55% cho những tuyến đường từ 1 đến 2 dặm.

KEY VOCABULARY:

  • Proximity (noun): Khoảng cách
  • Evident (adjective): Rõ ràng
  • Surge (noun): Sự tăng đột ngột
  • Substantial (adjective): Đáng kể
  • Commute (verb): Đi lại hàng ngày
  • Decline (adjective): Giảm dần

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 13/04/2024:

Some people say that when deciding taxes how be spent, government should prioritize health care. Others thinks that there are more important for tax-payers' money.

Discuss both views and give your opinion.  

 

DÀN BÀI:
I. Giới thiệu:

  • Sự tranh luận xung quanh việc phân bổ thuế, đặc biệt là về việc ưu tiên chăm sóc sức khỏe.
  • Mục tiêu của bài viết: Khám phá lý do và giá trị của việc đầu tư thuế vào chăm sóc sức khỏe, cũng như những lĩnh vực quan trọng khác.

II. Thân Bài 1:

Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe

  • Sự cần thiết của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế.
  • Tác động tích cực đến sức khỏe và năng suất lao động.
  • Ví dụ về vai trò quyết định trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19.

 

II. Thân Bài 2:

Đầu tư vào các lĩnh vực khác đồng thời cũng quan trọng

  • Tầm quan trọng của giáo dục trong sự phát triển của một quốc gia.
  • Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với sự phát triển bền vững.
  • Lợi ích của việc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực này đối với sự phát triển toàn diện của xã hội.

IV. Kết Luận:

  • Tóm tắt các ý chính về tầm quan trọng của việc đầu tư thuế vào chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực quan trọng khác.
  • Khuyến khích việc phân bổ thuế một cách linh hoạt, bền vững và cân nhắc giữa các lĩnh vực để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

The allocation of tax revenues has sparked significant debate, particularly concerning the prioritization of healthcare. This essay will explore the reasons why governments should spend taxes on healthcare and will also highlight the value of channeling funds into other vital sectors.

Firstly, healthcare is essential to the stability and progress of any society. Investing in medical infrastructure and subsidizing healthcare costs ensure that citizens enjoy better health, leading to increased satisfaction and productivity. This, in turn, positively affects the economy. A relevant example of this is the COVID-19 pandemic, where effective allocation of taxes towards universal vaccination played a critical role. Without government intervention to provide free vaccinations, many might have opted out due to cost, potentially exacerbating the virus's spread and leading to severe societal repercussions. Thus, the investment of tax revenues in healthcare can yield substantial societal benefits.

Nevertheless, it is also crucial to consider the allocation of national taxes to other important areas such as education and environmental protection. In other words, education is a fundamental pillar that contributes to a skilled workforce, fostering innovation and driving economic growth. Similarly, investing in environmental conservation addresses critical issues like pollution and biodiversity loss, which are pivotal for sustainable development. Therefore, not only does a balanced distribution of taxes across these sectors aid in resolving specific challenges but it also enhances the overall quality of life, promoting a more prosperous society.

In conclusion, while the allocation of taxes to healthcare is undeniably beneficial for the stable development of society, it is imperative to extend tax investments to education and environmental protection. These areas significantly impact overall wellbeing and are integral to the holistic advancement of the community.

 

(278 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Việc phân bổ thuế gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi, đặc biệt là về việc ưu tiên chăm sóc sức khỏe. Bài viết này sẽ khám phá lý do tại sao chính phủ nên dùng thuế cho chăm sóc sức khỏe và cũng sẽ làm nổi bật giá trị của việc chuyển hướng tiền vào các lĩnh vực quan trọng khác.

Đầu tiên, chăm sóc sức khỏe là vô cùng quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mọi xã hội. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế và hỗ trợ chi phí y tế đảm bảo rằng người dân có sức khỏe tốt hơn, từ đó dẫn đến sự hài lòng và năng suất tăng cao. Điều này tác động tích cực đến nền kinh tế. Một ví dụ điển hình là đại dịch COVID-19, nơi việc phân bổ thuế một cách hiệu quả cho tiêm chủng phổ quát đã đóng một vai trò quyết định. Nếu không có sự can thiệp của chính phủ để cung cấp tiêm chủng miễn phí, nhiều người có thể đã không tham gia, có thể làm tăng sự lây lan của virus và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Do đó, việc đầu tư thuế vào chăm sóc sức khỏe có thể mang lại lợi ích xã hội đáng kể.

Tuy nhiên, cũng rất quan trọng khi xem xét việc phân bổ thuế quốc gia cho các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục và bảo vệ môi trường. Nói một cách khác, giáo dục là một trụ cột cơ bản đóng góp vào sự phát triển của lực lượng lao động có kỹ năng, thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Tương tự, việc đầu tư vào bảo tồn môi trường giải quyết các vấn đề quan trọng như ô nhiễm và mất đa dạng sinh học, là điều quan trọng cho sự phát triển bền vững. Do đó, không chỉ việc phân phối thuế cho các lĩnh vực này giúp giải quyết các thách thức mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống tổng thể, thúc đẩy một xã hội phồn thịnh hơn.

Cuối cùng, trong khi việc phân bổ thuế cho chăm sóc sức khỏe không thể phủ nhận là có lợi cho sự phát triển ổn định của xã hội, thì việc mở rộng đầu tư thuế vào giáo dục và bảo vệ môi trường cũng là điều bắt buộc. Những lĩnh vực này có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển chung và là một phần không thể thiếu của sự phát triển toàn diện của cộng đồng.

 
KEY VOCABULARY:
  • Vital - (adjective) Quan trọng
  • Subsidize - (verb) Hỗ trợ
  • Exacerbate - (verb) Làm trầm trọng thêm
  • Intervention - (noun) Can thiệp
  • Repercussion - (noun) Hậu quả
  • Fundamental - (adjective) Cơ bản
  • Foster - (verb) Nuôi dưỡng
  • Pivotal - (adjective) Quan trọng​
 

IELTS Writing 06/04/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 06/04/2024

 

The two bar charts show the proportion of 14–16 year-old students studying a modern foreign language in an English-speaking country and the top three popular foreign languages.

 
 

 

 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Biểu đồ trình bày sự thay đổi trong số liệu về những người học ngoại ngữ từ 14 đến 16 tuổi và sự thay đổi trong việc lựa chọn ngôn ngữ ngoại quốc từ năm 1984 đến năm 2007.

II. Tổng Quan:

  • Sự giảm tỷ lệ học sinh nam và nữ học ngoại ngữ qua 23 năm.
  • Sự tăng đáng chú ý trong số học sinh chọn tiếng Tây Ban Nha, đối lập với việc giảm trong số lượng học sinh chọn tiếng Pháp và Đức.

III. Thân Bài:

Thống kê về học sinh:

  • Tỷ lệ học sinh nữ giảm từ khoảng 50% xuống còn 40% trong 23 năm.
  • Học sinh nam cũng có sự giảm nhẹ, từ khoảng 30% xuống 25%

Thống kê về sở thích ngôn ngữ:

  • Sự giảm mạnh trong số học sinh chọn tiếng Pháp, giảm 25% từ 50%.
  • Tỷ lệ học sinh học tiếng Đức giảm từ 20% xuống 15%.
  • Tỷ lệ học sinh chọn tiếng Tây Ban Nha tăng gấp đôi từ 5% lên 10%.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

The provided illustrations depict the shifts in the statistics of language learners aged 14 to 16 and the evolving preferences for foreign languages in an English-speaking country from 1984 to 2007.

Overall, it is generally observed that while the proportion of male and female language learners diminished over the 23-year period, females consistently comprised a larger percentage. Moreover, there was a notable surge in students opting for Spanish, juxtaposed with a decline in those selecting French and German.

Looking first at the first chart, it is evident that the proportion of female language learners experienced a marginal decrease from approximately 50% to 40%. Similarly, male learners also witnessed a slight downturn, dropping from around 30% to 25%, constituting a 5% decrease. Transitioning to the language preference chart, a substantial decline in students opting for French was seen between the two given years, plummeting by 25% from 50%. Likewise, the percentage of students studying German exhibited a steady fall from 20% to 15%. Nevertheless, there was a noteworthy uptick in the preference for Spanish, with the percentage of students opting for it doubling from 5% to 10%.

(186 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH:

Các hình minh họa cho thấy sự thay đổi trong số liệu về những người học ngoại ngữ từ 14 đến 16 tuổi và việc lựa chọn ngoại ngữ đang thay đổi trong một quốc gia nói tiếng Anh từ năm 1984 đến năm 2007.

Tổng quan, có thể thấy rằng trong suốt thời gian 23 năm, tỷ lệ học sinh nữ và nam giảm, nhưng học sinh nữ vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn. Ngoài ra, có sự gia tăng đáng chú ý trong số học sinh chọn tiếng Tây Ban Nha, đối lập với việc giảm trong số lượng học sinh chọn tiếng Pháp và Đức.

Tổng quan, có thể thấy rằng trong suốt thời gian 23 năm, tỷ lệ học sinh nữ và nam giảm, nhưng học sinh nữ vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn. Ngoài ra, có sự gia tăng đáng chú ý trong số học sinh chọn tiếng Tây Ban Nha, đối lập với việc giảm trong số lượng học sinh chọn tiếng Pháp và Đức.

KEY VOCABULARY:

  • Juxtaposed (verb, past participle): được đặt cạnh
  • Marginal (adjective): ít 
  • Downturn (noun): sự suy thoái
  • Plummet (verb, present participle): lao dốc
  • Noteworthy (adjective): đáng chú ý
  • Uptick (noun): sự tăng

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 06/04/2024:

Watching a live performance such as a play, concert, or sporting event is more enjoyable than watching the same event on television  

To what extent do you agree or disagree?

 

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

  • Tham dự trực tiếp các buổi biểu diễn mang lại trải nghiệm phong phú hơn so với việc xem trên truyền hình
  • Tuy nhiên, tôi cho rằng việc xem trên truyền hình mang lại nhiều lợi ích hơn.

II. Thân Bài 1:

Sự thoải mái và tiện lợi:

  • Tránh được phiền toái của đám đông và việc sắp xếp chỗ ngồi không thoải mái.
  • Tiết kiệm chi phí liên quan đến việc tham dự trực tiếp.

Kiểm soát và tiện ích cho người xem:

  • Khả năng tạm dừng, tua lại và tập trung vào chi tiết.
  • Góc quay đa dạng và cảnh quay close-up mang lại trải nghiệm toàn diện.

III. Thân Bài 2:

Bầu không khí và năng lượng của buổi biểu diễn trực tiếp:

  • Màu sắc và âm thanh sống động không thể tìm thấy ở truyền hình.
  • Tuy nhiên, rủi ro về việc không có chỗ ngồi thoải mái.

Xem truyền hình vẫn là sự lựa chọn tốt hơn

  • Lựa chọn an toàn hơn từ sự thoải mái tại nhà.
  • Ngăn ngừa các vấn đề không mong muốn liên quan đến việc tham dự trực tiếp.

IV. Kết Luận:

  • Tóm tắt lợi ích của việc xem truyền hình và tham dự trực tiếp.
  • Xác nhận ủng hộ việc xem trên truyền hình vì sự tiện lợi, trải nghiệm đa dạng cũng như sự an toàn và sự hào hứng.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

Despite the widespread belief that attending live performances offers a more exhilarating and enriching experience compared to watching them on television, I contend that opting for the latter option yields greater benefits for individuals.

One of the foremost advantages of viewing performances through televised broadcasts lies in the comfort and convenience. By indulging in shows from the comfort of their homes, audiences circumvent the inconveniences associated with large crowds and potentially uncomfortable seating arrangements, not to mention the substantial costs involved in attending live events. Furthermore, this approach offers viewers greater control over their experiences, allowing them to pause, rewind, and focus on specific details, which is an option not afforded by live performances. With the possibility of multiple camera angles and close-up shots, televised broadcasts provide a diverse range of viewing perspectives, thereby offering a comprehensive and immersive experience to viewers. Consequently, watching performances on television provides audiences with the dual advantages of convenience and different viewing scenes.

Admittedly, attending live performances does offer audiences a unique ambiance replete with sights, sounds, and energy that are unparalleled in the realm of television. However, this comes with the inherent risk of securing unsatisfactory seating arrangements, rendering the participation less worthwhile. The prospect of achieving optimal seating at live events is often a matter of luck and financial capability, making it a gamble that may not always pay off. In contrast, opting to view such performances from the comfort of one's home provides a safer alternative, guaranteeing satisfaction, enjoyment, and an electrifying atmosphere. Critics may raise concerns about potential distractions at home, which could disrupt the viewing experience of televised performances. Nevertheless, that argument lacks validity, as unexpected interruptions and uncontrollable disruptions are more likely to occur in outdoor settings, including weather-related issues.

In conclusion, I advocate for the idea of experiencing events via televised broadcasts due to the unmatched convenience, varied viewing angles as well as the guaranteed enjoyment and the prevention of outdoor unexpected issues often linked with attending live performances.

(332 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Mặc dù mọi người thường tin rằng tham dự các buổi biểu diễn trực tiếp mang lại trải nghiệm sôi động và phong phú hơn so với việc xem trên truyền hình, nhưng tôi cho rằng xem trên truyền hình mang lại nhiều lợi ích hơn.

Một trong những ưu điểm hàng đầu của việc xem các buổi biểu diễn qua truyền hình nằm ở sự thoải mái và tiện lợi. Bằng cách thưởng thức các chương trình tại nhà, khán giả tránh được những phiền toái liên quan đến đám đông và việc sắp xếp chỗ ngồi có thể không thoải mái, chưa kể đến những chi phí đáng kể phát sinh khi tham dự các sự kiện trực tiếp. Hơn nữa, cách này mang lại sự kiểm soát cho người xem, cho phép họ tạm dừng, tua lại và tập trung vào các chi tiết nhỏ, điều này không phải là một yếu tố mà buổi biểu diễn trực tiếp có thể cung cấp. Với khả năng có nhiều góc quay và các cảnh quay close-up, các chương trình truyền hình mang lại trải nghiệm toàn diện cho người xem. Do đó, việc xem các buổi biểu diễn trên truyền hình mang lại cho khán giả những lợi ích kép của sự tiện lợi và các cảnh quay khác nhau.

Thực ra, việc tham dự các buổi biểu diễn trực tiếp thực sự mang lại cho khán giả một bầu không khí độc đáo đầy màu sắc, âm thanh và năng lượng mà không thể tìm thấy ở truyền hình. Tuy nhiên, điều này đi kèm với rủi ro về việc đảm bảo các sắp xếp chỗ ngồi không đạt yêu cầu, làm cho việc tham gia trở nên ít thoải mái hơn. Việc có được chỗ ngồi tối ưu tại các sự kiện trực tiếp thường là một vấn đề của may mắn và khả năng tài chính. Ngược lại, việc chọn xem các buổi biểu diễn từ sự thoải mái tại gia cung cấp một lựa chọn an toàn hơn, đảm bảo sự hài lòng, sự thích thú và một bầu không khí sôi động. Một số người chỉ trích có thể đề cập đến những lo ngại về các sự gián đoạn tại nhà khi xem truyền hình. Tuy nhiên, lập luận như vậy thiếu tính hợp lý, vì những gián đoạn đột ngột và không kiểm soát thường xuyên xảy ra ngoài trời, như làcác vấn đề liên quan đến thời tiết.

Tóm lại, tôi ủng hộ ý tưởng trải nghiệm các sự kiện qua các chương trình truyền hình do sự tiện lợi, các góc quay đa dạng cũng như sự thú vị được đảm bảo và việc ngăn ngừa các vấn đề bất ngờ ngoài trời thường liên quan đến việc tham dự các buổi biểu diễn trực tiếp.
 
KEY VOCABULARY:
  • Exhilarating (adj): hào hứng, phấn khởi
  • Enriching (adj): làm giàu, làm phong phú
  • Yield (v): sinh lợi, đạt được
  • Indulge (v): tận hưởng
  • Circumvent (v): né tránh, tránh né
  • Rewind (v): tua lại, quay lại
  • Immersive (adj): đắm chìm, mê hoặc
  • Replete (adj): đầy đủ, tràn đầy
  • Unparalleled (adj): không thể so sánh với
  • Optimal (adj): tốt nhất, lý tưởng nhất
  • Electrifying (adj): sôi động, kích động
  • Validity (n): tính hợp lệ, sự hiệu lực
 

Bài mẫu IELTS Writing Tháng 03/2024

IELTS Writing 30/03/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 2

Đề bài - ngày 30/03/2024:

Many people are now spending more and more time travelling to work or school.

What are the causes of this problem? 

What can be done to solve the problem?

 

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

  • Thời gian di chuyển ngày càng tăng trong xã hội đương đại.
  • Có nhiều lý do và cần có hiện biện pháp để giảm thiểu thời gian di chuyển

II. Thân Bài 1:

Lý do gây ra sự tăng thời gian di chuyển:

  • Tăng mật độ dân cư trong khu vực đô thị.
  • Cơ sở hạ tầng giao thông không đáp ứng được nhu cầu.

III. Thân Bài 2:

Giải pháp cho vấn đề trên:

  • Mô hình làm việc từ xa và linh hoạt trong công việc:
  • Đầu tư vào nâng cấp hệ thống giao thông để giảm thiểu thời gian di chuyển.

IV. Kết Luận:

  • Tóm tắt lại các lý do và giải pháp để giải quyết vấn đề về thời gian đi lại này.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

In contemporary society, the increasing commute time to work or school has become a prevalent concern. There are a number of reasons behind this phenomenon and several solutions should be adopted by governments and individuals to improve the situation. 

To commence with, there are two main factors contributing to the considerable rise in travel duration. Firstly, urban areas are drawing more inhabitants due to the abundant job prospects they offer, necessitating individuals to traverse longer distances for work. This surge in population density intensifies congestion levels on roads and public transit systems, especially during peak periods. Furthermore, the insufficient transportation infrastructure worsens the current situation. As urban centers expand rapidly, the existing infrastructure fails to cope with the growing populace. Inadequate funding allocated to transportation networks results in traffic bottlenecks on roads and overcrowding on public transportation, ultimately leading to prolonged commuting time.

To address this urgent challenge, a variety of measures can be pursued. Primarily, The first solution is to advocate for telecommuting and flexible work arrangements, which can remarkably diminish the necessity for daily commutes. As contemporary work patterns evolve to accommodate remote work options, the potential for reducing traffic blockage and enhancing productivity becomes increasingly evident. Furthermore, directing investments towards enhancing robust public transportation systems is also crucial for easing congestion and minimizing moving durations. In other words, governments should focus on prioritizing infrastructure initiatives targeting the enhancement of roads, railways, and bus services, ensuring smoother and more efficient transportation for citizens. 

In conclusion, it is apparent that various factors including the demand for employment in major cities and infrastructure limitations significantly contribute to the longer travel time for office and school. Therefore, proactive measures such as transitioning to remote working models and upgrading essential infrastructure are required to decisively address the mentioned problem.

(279 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Trong xã hội đương đại, thời gian di chuyển để đi làm hoặc đi học đang dần tăng lên đã trở thành một vấn đề phổ biến. Có nhiều lý do sau việc này và nhiều giải pháp cần được chính phủ và các cá nhân thực hiện để cải thiện tình hình.

Có hai yếu tố chính góp phần vào sự tăng đáng kể của thời gian di chuyển. Thứ nhất, các khu vực đô thị thu hút nhiều dân cư hơn do cơ hội việc làm phong phú, buộc cá nhân phải đi xa hơn đến nơi làm việc. Sự tăng vọt trong mật độ dân số này làm tăng cường nguy cơ tắc nghẽn trên đường và hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là trong các giai đoạn cao điểm. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém cũng làm tồi tệ hơn tình hình hiện tại. Khi các trung tâm đô thị mở rộng nhanh chóng, cơ sở hạ tầng hiện có không đủ khả năng đáp ứng sự tăng trưởng của dân số. Kinh phú không đủ để cải thiện mạng lưới giao thông yếu, dẫn đến tắc nghẽn giao thông trên đường và quá tải trên các phương tiện công cộng, dẫn đến thời gian đi lại kéo dài.

Để giải quyết thách thức này, có thể áp dụng một loạt biện pháp nhất định. Đầu tiên là ủng hộ làm việc từ xa và sắp xếp công việc linh hoạt, điều này có thể giảm thiểu đáng kể sự cần thiết phải di chuyển hàng ngày. Khi mô hình làm việc hiện đại phù hợp với việc làm việc từ xa, có thể giảm tắc nghẽn giao thông và nâng cao năng suất công việc. Hơn nữa, việc đầu tư vào việc nâng cao hệ thống giao thông công cộng cũng rất quan trọng để giảm tắc nghẽn và giảm thiểu thời gian di chuyển. Nói cách khác, chính phủ nên tập trung vào các kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện chất lượng đường xá, đường sắt và dịch vụ xe buýt, đảm bảo việc di chuyển mượt mà và hiệu quả hơn cho người dân.

Tóm lại, có các yếu tố khác nhau bao gồm nhu cầu việc làm tại các thành phố lớn và các hạn chế về cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng thời gian di chuyển cho công việc và trường học. Do đó, các biện pháp tích cực như chuyển sang mô hình làm việc từ xa và nâng cấp cơ sở hạ tầng là cần thiết để giải quyết vấn đề trên.
 
KEY VOCABULARY:
  • Abundant (adj) - phong phú
  • Population density (noun phrase) - mật độ dân số
  • Populace (noun) - dân chúng
  • Inadequate (adj) - không đủ
  • Telecommute (noun) - làm việc từ xa
  • Bottleneck (noun) - chỗ nghẽn
  • Robust (adj) - mạnh mẽ, vững chắc
  • Initiative (noun) - sáng kiến

CÙNG THAM KHẢO THÊM CÁC DẠNG ĐỀ THI TRƯỚC

IELTS Writing 23/03/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 23/03/2024

 

The chart below shows the protein and calorie intakes of people in different parts of the world.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

 
 

 

 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Biểu đồ cung cấp số liệu về tiêu thụ protein và calorie trên bốn khu vực toàn cầu.

II. Tổng Quan:

  • Bắc Mỹ và Trung Mỹ có mức tiêu thụ protein và calorie cao, trong khi Đông Phi và Ấn Độ lại có con số thấp đáng kể. 
  • Bắc Mỹ là khu vực duy nhất vượt qua mức tiêu thụ protein được khuyến nghị ở cả hai loại.

III. Thân Bài 1:

Tiêu thụ protein: 

  • Bắc Mỹ nổi bật với lượng tiêu thụ protein cao nhất, tiếp theo là Trung Mỹ. 
  • Đông Phi và Ấn Độ có số lượng protein tương đương, với sự phân phối đồng đều giữa nguồn gốc từ động vật và nguồn khác.

IV. Thân Bài 2:

Tiêu thụ calorie: 
  • Bắc Mỹ ghi nhận con số cao nhất, sau đó là Trung Mỹ và Đông Phi. 
  • Ấn Độ có lượng calorie trung bình thấp nhất trong bốn khu vực.

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

The provided bar charts illustrate the protein and calorie consumption figures across four distinct global regions.

In general, it can be seen that North America and Latin America exhibit elevated levels of both protein and calorie intake, contrasting sharply with significantly lower figures observed in East Africa and India. Particularly, North America is the sole region surpassing recommended protein intake levels across both categories.

Commencing with protein consumption, North America stands out with the highest intake averaging around 80 grams, followed closely by Latin America at 45 grams. Notably, Latin America's protein intake comprises one-third from animal sources and the remaining from alternative origins. Conversely, East Africa and India exhibit comparable protein amounts, hovering around 30%, with an even distribution between animal-derived and other sources.

In terms of calorie intake, North America records the highest figure at approximately 3500 calories. Latin America and East Africa follow with slightly lower figures, around 2700 and 2400 calories, respectively. Additionally, India's average calorie intake stands at 2000 which is the lowest among the four areas.

(172 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH:

Biểu đồ cung cấp về số liệu tiêu thụ protein và calorie trên bốn khu vực toàn cầu.

Nhìn chung, có thể thấy rằng Bắc Mỹ và Trung Mỹ có mức tiêu thụ protein và calorie cao, đối lập với con số thấp đáng kể ở Đông Phi và Ấn Độ. Đặc biệt, Bắc Mỹ là khu vực duy nhất vượt qua mức tiêu thụ protein được khuyến nghị ở cả hai loại.

Bắt đầu với lượng tiêu thụ protein, Bắc Mỹ nổi bật với số liệu cao nhất, trung bình khoảng 80 gram, tiếp theo là Trung Mỹ với 45 gram. Đáng chú ý, lượng protein tiêu thụ của Trung Mỹ bao gồm một phần ba từ nguồn gốc động vật và phần còn lại từ các nguồn khác. Ngược lại, Đông Phi và Ấn Độ lại có số lượng protein tương đương nhau, dao động xung quanh 30%, với sự phân phối đồng đều giữa nguồn gốc từ động vật và nguồn khác.

Về mặt tiêu thụ calorie, Bắc Mỹ ghi nhận con số cao nhất với khoảng 3500 calorie. Trung Mỹ và Đông Phi theo sau với con số thấp hơn một chút, lần lượt là 2700 và 2400 calorie. Ngoài ra, lượng calo trung bình của Ấn Độ đứng ở mức 2000 calorie, thấp nhất trong bốn khu vực.

KEY VOCABULARY:

  • Distinct (adj) - rõ ràng, khác biệt
  • Surpass (v) - vượt qua
  • Intake (n) - lượng tiêu thụ
  • Notable (adj) - đáng chú ý
  • Comprise (v) - bao gồm
  • Comparable (adj) - tương đương
  • Even distribution (n) - phân phối đồng đều
  • Animal-derived (adj) - từ nguồn gốc động vật

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 23/03/2024:

Some people think it is a good thing for senior managers to have much higher salaries than the other workers in a company.  

To what extent do you agree or disagree?

 

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

  • Chênh lệch mức lương giữa quản lý và nhân viên trong tổ chức gây tranh cãi.
  • Tuy nhiên, không thể phủ nhận đó là một chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho các công ty.

II. Thân Bài 1:

Lợi ích của việc trả lương cao cho quản lý

  • Đầu tư chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài.
  • Phần thưởng cho rủi ro và áp lực quản lý.
  • Khuyến khích hiệu suất và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

III. Thân Bài 2:

Phản đối và lập luận

  • Mặc dù: Lo ngại về sự chênh lệch mức lương gây ra văn hóa đối nghịch.
  • Tuy nhiên: Thiếu đánh giá sự vất vả và đóng góp của quản lý.
  • Sự công nhận đúng đắn về sự tận tụy và chuyên môn của họ.

IV. Kết Luận:

  • Quản lý cấp cao xứng đáng với mức lương cao hơn, chứng minh bằng lợi ích tài chính và sự phát triển chuyên môn.
  • Việc này không chỉ là cách công bằng mà còn là một chiến lược hiệu quả cho sự phát triển của tổ chức.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

While some may critique the disparity in salaries between experienced managers and other employees within the same organization, it is indisputable that such compensation schemes offer multifaceted benefits for companies.

To commence with, the provision of higher salaries to managerial personnel serves as a strategic investment aimed at both attracting and retaining top-tier talent. This is because competitive remuneration packages increase the likelihood of securing highly skilled individuals who can drive the company towards its objectives. Moreover, these elevated salaries serve as just recompense for the inherent risks and pressures borne by managers when making pivotal decisions that have far-reaching implications for the company's fortunes. Consequently, the provision of substantial salaries incentivizes senior managers to deliver enhanced performance, thereby fostering the sustained growth and prosperity of the organization.

Critics may argue that such practices exacerbate wage disparities, resulting in a culture of resentment amongst lower-paid employees and those occupying managerial roles. Nevertheless, this argument fails to appreciate the arduous journey undertaken by individuals to ascend to higher positions. Years of accumulated experience, coupled with the acquisition of specialized knowledge and skills, render these individuals indispensable assets to the company. Given their direct contribution to the organization's success, different remuneration serves as a rightful acknowledgment of their invaluable dedication and expertise.

In conclusion, I am firmly convinced that senior personnel warrant higher salaries relative to their counterparts within the company. Not only is this  not only justified by the financial returns through the recruitment and retention of top talent but also by their unwavering dedication and extensive professional life.

(258 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Mặc dù có một số ý kiến trái chiều về sự chênh lệch về mức lương giữa các quản lý nhiều kinh nghiệm và nhân viên khác trong cùng một tổ chức, nhưng không thể phủ nhận rằng mức lương như vậy mang lại nhiều lợi ích đa chiều cho các công ty.

Đầu tiên, việc cung cấp mức lương cao hơn cho nhân viên quản lý được coi là một đầu tư chiến lược nhằm thu hút và giữ chân nhân tài. Điều này bởi vì các mức lương mang tính cạnh tranh này tăng khả năng thu hút các cá nhân có kỹ năng cao, để có thể đưa công ty đạt được mục tiêu của mình. Hơn nữa, những mức lương cao này cũng là phần bù cho những rủi ro và áp lực mà các quản lý phải chịu khi đưa ra các quyết định quan trọng có tác động sâu rộng đối với sự thành công của công ty. Do đó, việc đưa ra mức lương cao khuyến khích các quản lý cấp có thể thiện hiệu suất, từ đó thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của tổ chức.

Các ý kiến trái chiều cho rằng những sự đường lối này làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về mức lương, dẫn đến một văn hóa đối nghịch giữa những nhân viên được trả lương thấp hơn và những người đảm nhiệm các vai trò quản lý. Tuy nhiên, lập luận này lại không đánh giá cao sự vất vả của cá nhân trong nỗ lực để tiến lên các vị trí cao. Nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp với việc tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn, làm cho những cá nhân này trở thành tài sản không thể thiếu đối với công ty. Xét về đóng góp trực tiếp của họ vào sự thành công của một tổ chức, việc trả lương khác nhau là một sự công nhận đúng đắn về sự tận tụy và chuyên môn của họ.

Tóm lại, tôi tin rằng quản lý cấp cao xứng đáng nhận mức lương cao hơn so với đồng nghiệp trong công ty. Điều này không chỉ được chứng minh bằng các lợi ích tài chính thông qua việc tuyển dụng và giữ chân các tài năng hàng đầu mà còn bằng sự tận tụy và phát triển nghề nghiệp của họ.
 
KEY VOCABULARY:
  • Disparity (n) - Sự chênh lệch
  • Indisputable (adj) - Không thể tranh cãi
  • Multifaceted (adj) - Đa chiều
  • Provision (n) - Sự cung cấp
  • Managerial (adj) - Thuộc về quản lý
  • Personnel (n) - Nhân viên
  • Remuneration (n) - Sự trả công
  • Inherent (adj) - Bản chất
  • Pivotal (adj) - Quan trọng
  • Far-reaching (adj) - Có tác động xa
  • Incentivize (v) - Kích thích
  • Prosperity (n) - Thịnh vượng
  • Exacerbate (v) - Làm trầm trọng thêm
  • Resentment (n) - Sự oán giận
  • Arduous (adj) - Cực khó khăn
  • Ascend (v) - Leo lên
  • Indispensable (adj) - Không thể thiếu
  • Warrant (v) - Đảm bảo
  • Retention (n) - Giữ lại
  • Unwavering (adj) - Kiên định
 

IELTS Writing 16/03/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 16/03/2024

 

The chart below shows the percentage of a drug company's total sales, by region, from 2002 to 2006.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

 
 

 

 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Biểu đồ cung cấp số liệu doanh số bán hàng của ba khu vực của một công ty dược phẩm từ năm 2002 đến năm 2006.

II. Tổng Quan:

  • Sự giảm dần trong số liệu của Mỹ qua các năm.
  • Sự tăng đáng kể của phần trăm của châu Á.
  • Mỹ chiếm một phần nhỏ của doanh số từ năm 2004 trở đi.

III. Thân Bài 1:

Số liệu của Mỹ

  • 41% tổng doanh số vào năm 2002.
  • Giảm dần đều đặn đến 27% sau 2 năm.
  • Tăng nhẹ và kết thúc ở mức 30%.

 

Số liệu của châu Á

  • Bắt đầu từ một phần tư tổng doanh số.
  • Tăng mạnh lên đến 40% vào năm 2006.
  • Trở thành nguồn góp lớn nhất vào doanh số của công ty.

 

IV. Thân Bài 2:

Đóng góp của châu Âu
  • Ban đầu chiếm khoảng một phần ba doanh số.
  • Tăng lên đến 38% vào năm 2004.
  • Giảm xuống 30% vào cuối giai đoạn, tương tự như Mỹ.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The provided chart depicts the evolving contributions of three distinct regions to the overall sales of a pharmaceutical company from 2002 to 2006.

Overall, there was a gradual decline in America's contribution over the years, while Asia's share showed a notable increase. Noticeably, America's share constituted a minority of sales from 2004 onwards.

To commence with, the proportion of the contribution of America accounted for 41% of total sales in 2002, which steadily declined to 27% after 2 years, before experiencing a slight growth and ending the period at 30%. Conversely, Asia's figures began at a quarter of the total and surged to 40% by 2006, emerging as the primary contributor to the company's sales.

Another significant observation was the fluctuating trend in Europe's figures. Initially comprising around one-third of sales, Europe's percentage of sales steadily rose to reach its pinnacle of 38% in 2004, which was followed by a decline to 30% by the end of the period, mirroring America's figure.

(159 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Biểu đồ cung cấp mô tả về số liệu từ doanh số bán hàng của ba khu vực của một công ty dược phẩm từ năm 2002 đến 2006.

Theo tổng quan, đã có sự suy giảm dần đều trong số liệu của Mỹ qua các năm, trong khi phần trăm của Châu Á lại tăng đáng kể. Đáng chú ý, phần trăm của Mỹ chiếm ít hơn trong tổng doanh số bán hàng từ năm 2004 trở đi.

Ban đầu, tỷ lệ phần trăm của Mỹ chiếm 41% trong tổng số doanh số bán hàng vào năm 2002, sau đó giảm dần xuống còn 27% sau 2 năm, trước khi có một sự tăng nhẹ và kết thúc ở mức 30%. Ngược lại, số liệu của Châu Á bắt đầu ở một phần tư của tổng số và tăng lên 40% vào năm 2006, trở thành nguồn đóng góp chính cho doanh số bán hàng của công ty.

Một điểm đáng chú ý khác là sự biến động trong xu hướng ở doanh số ở Châu  u. Ban đầu chiếm khoảng một phần ba doanh số bán hàng, phần trăm của Châu  u tăng dần đều và đạt đến đỉnh tại 38% vào năm 2004, sau đó  giảm xuống còn 30% vào cuối giai đoạn, gần bằng với số liệu của Mỹ.

KEY VOCABULARY:

  • Constitute (verb) - Chiếm
  • Notable (adjective) - Đáng chú ý, đáng quý
  • Surge (verb/noun) - Tăng mạnh, sự tăng mạnh
  • Pinnacle (noun) - Đỉnh cao, đỉnh điểm
  • Mirror (verb) - Tương đương

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 16/03/2024:

People who decide on a career path early in their lives and keep it are more likely to have a satisfying working life then those who change jobs frequently. 

To what extent do you agree or disagree?

 

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

  • Người có định hướng nghề nghiệp sớm và ổn định thường được coi là hài lòng hơn với sự nghiệp của mình.
  • Luận điểm ủng hộ và mục đích của bài luận.

II. Thân Bài 1:

Lợi ích của sự định hướng sớm trong nghề nghiệp:

  • Phát triển sâu rộng kiến thức chuyên môn và tiến bộ trong lĩnh vực.
  • Tích lũy kinh nghiệm và thành thạo chuyên môn.
  • Ví dụ: Bác sĩ, kỹ sư và sự thành công của họ.

 

III. Thân Bài 2:

Đặt vấn đề việc thay đổi nghề nghiệp thường xuyên 

  • Giúp nâng cao kỹ năng và mở rộng mạng lưới quan hệ.

Phản biện

  • Tuy nhiên, Duy trì sự kiên định cũng có thể nuôi dưỡng kiến thức, đặc biệt quan trọng trong thị trường lao động cạnh tranh.
  • Tạo cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, mang lại sự hài lòng cao hơn với nghề nghiệp đã chọn.

 

IV. Kết Luận:

  • Tóm tắt lợi ích của cả hai quan điểm.
  • Xác nhận lại quan điểm ủng hộ và lý do chính để đồng ý với nó.

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

In contemporary society, individuals who make early career decisions and remain committed to them are often perceived to lead more fulfilling professional lives compared to those who frequently switch occupations. This essay will shed light on several compelling reasons that support my agreement with the given controversial statement.

To commence with, proponents of early job commitment assert that dedicating oneself to a specific profession enables individuals to develop deep expertise and advance within their field. In other words, by focusing on a single career path, individuals can invest time and effort in mastering skills and accumulating relevant experience. Not only does this expertise boost the overall performance but it also fosters a sense of fulfillment derived from professional mastery. For instance, professionals such as doctors or engineers who embark on their career paths at a young age often achieve high levels of proficiency and contribute significantly to their respective fields.

On the other hand, many critics may argue that frequent job changes present valuable opportunities for both personal and professional development. This is because embracing diverse roles allows individuals to enhance their skill sets, widen their networks, and adjust to evolving market trends. Nonetheless, it can be argued that maintaining steadfastness in one occupational journey is also able to nurture profound expertise and specialized understanding, which are often highly valued in the current competitive job market. Consequently, opportunities for advancement become more abundant, leading to heightened contentment and a feeling of fulfillment stemming from enduring commitment to a selected vocation.

In conclusion, while dedication to an occupation at early ages offers stability and expertise, embracing change and exploring diverse opportunities can also elevate a person’s skills. However, after carefully examining the points mentioned above, I can firmly agree with the given statement because of the potential for excelling in one's chosen field and experiencing ample promotion chances to achieve career satisfaction.

(311 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Trong xã hội hiện đại, những người có định hướng nghề nghiệp sớm và gắn bó với nghề thường được coi là có sự hài lòng trong công việc hơn so với những người thường xuyên nhảy việc. Bài luận này sẽ làm sáng tỏ một số lý do thuyết phục để ủng hộ ý kiến được đề ra.

Đầu tiên, những người ủng hộ điều trên khẳng định rằng tận tụy với một ngành nghề cho phép cá nhân phát triển sâu rộng hơn ở kiến thức chuyên môn và đạt được sự tiến bộ trong lĩnh vực của họ. Nói cách khác, bằng cách tập trung vào nghề duy nhất, một người có thể đầu tư thời gian và công sức vào chuyên môn của họ và tích lũy kinh nghiệm. Kiến thức chuyên môn này sẽ tăng hiệu suất trong công việc và tạo ra một cảm giác hài lòng từ sự thành thạo chuyên môn. Ví dụ, các chuyên gia như bác sĩ hoặc kỹ sư bắt đầu sự nghiệp của họ lúc còn khá trẻ thường đạt được mức độ thành thạo cao và có đóng góp đáng kể cho lĩnh vực của họ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc thay đổi công việc thường xuyên mang lại cơ hội quý báu cho cả sự phát triển cá nhân và chuyên môn. Điều này bởi vì việc thử sức các vai trò khác nhau cho phép cá nhân nâng cao bộ kỹ năng, mở rộng mạng lưới quan hệ của họ và thích nghi với những xu hướng thị trường mới. Tuy nhiên, có thể tranh luận rằng việc duy trì sự kiên định trong một nghề cũng có thể nuôi dưỡng kiến thức chuyên sâu và hiểu biết chuyên môn, điều này thường được đánh giá cao trong thị trường lao động cạnh tranh hiện nay. Do đó, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn, dẫn đến sự hài lòng cao hơn với một nghề nghiệp được lựa chọn.

Tóm lại, trong khi sự tận tụy với một nghề nghiệp ở tuổi trẻ mang lại sự ổn định và kiến thức chuyên môn, việc chấp nhận thay đổi và khám phá các ngành nghề đa dạng cũng có thể nâng cao kỹ năng của một người. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các điểm được đề cập ở trên, tôi có thể khẳng định sự ủng hộ quan điểm đã đề ra vì tiềm năng vượt trội trong lĩnh vực được lựa chọn và trải nghiệm nhiều cơ hội thăng tiến để đạt được sự hài lòng trong sự nghiệp.
 
KEY VOCABULARY:
  • Deep expertise (noun phrase) - Sự hiểu biết sâu rộng
  • Advance (verb) - Tiến bộ, phát triển
  • Professional mastery (noun phrase) - Sự thành thạo chuyên môn
  • Steadfastness (noun) - Sự kiên định
  • Profound expertise (adjective phrase) - Sự hiểu biết sâu rộng
  • Advancement (noun) - Sự tiến bộ, phát triển
  • Contentment (noun) - Sự hài lòng
  • Excel (verb) - Vượt trội, xuất sắc
 

IELTS Writing 09/03/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 09/03/2024

 

The plans show the ground floor of the library in 2001 and how it was redeveloped in 2009.

 
 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Biểu đồ minh họa sự phát triển của bố cục thư viện từ 2001 đến 2009.

II. Tổng Quan:

  • Có những cải tiến đáng kể, bao gồm việc tích hợp nhiều loại sách và tiện ích công nghệ.
  • Phía Nam của thư viện giữ nguyên trong suốt thời gian này.

III. Thân Bài 1:

Thay đổi tại lối vào chính và khu vực trung tâm:

  • Lối vào chính và cầu thang không thay đổi.
  • Bàn vuông ở khu vực trung tâm được thay thế bằng bàn hình chữ nhật.
  • Khu vực báo và tạp chí được chuyển đổi thành khu vực trưng bày phim và đĩa DVD cùng với máy tính.

IV. Thân Bài 2:

Thay đổi ở phía Bắc và Tây của thư viện:
  • Khu vực sách tiểu thuyết ở phía Bắc đã được tháo dỡ để nhường chỗ cho sách thiếu nhi và khu vực trẻ em.
  • Phía Tây của thư viện đã thêm vào nhiều loại sách mới như tiểu thuyết, sách nấu ăn, kinh tế và luật pháp, làm phong phú thêm bộ sưu tập hiện có.

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The provided maps delineate the evolution of the ground floor layout of a library between 2001 and 2009.

Overall, the layout underwent substantial transformations, witnessing notable enhancements such as the incorporation of diverse book genres and the integration of technological amenities. Remarkably, the southern segment of the library remained unchanged throughout this period.

To commence with, the primary entrance, positioned in the Southern part and facing the librarian's desk, as well as the staircase situated in the bottom right-hand corner, remained consistent throughout the duration. However, the square tables occupying the central area of the library were replaced with rectangular ones. Concurrently, the space allocated for newspapers and periodicals on the right-hand side was repurposed to accommodate a new section showcasing films and DVDs, while also serving as a place for computer facilities.

Furthermore, in the Northern region, the fiction section was dismantled to make room for children's books and a dedicated area for children. On the Western flank, the ground floor witnessed the introduction of fiction, kitchen, economics, and law books, augmenting the existing collection which primarily comprised self-help and history ones.

(183 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Biểu đồ minh họa sự phát triển trong bố cục của một thư viện từ năm 2001 đến năm 2009.

Theo tổng quan, thư viện này đã có những thay đổi đáng kể, với những cải tiến đáng chú ý như việc tích hợp các loại sách đa dạng và các tiện ích công nghệ. Đáng chú ý, Phía Nam của thư viện không thay đổi trong suốt thời gian này.

Bắt đầu lối vào chính, đặt ở phía Nam và đối diện với bàn của thủ thư, cũng như cầu thang nằm ở góc dưới bên phải, không thay đổi trong suốt quá trình nâng cấp thư viện. Tuy nhiên, những chiếc bàn vuông nằm phần trung tâm của thư viện đã được thay thế bằng những bàn hình chữ nhật. Đồng thời, không gian dành cho báo và tạp chí ở phía bên phải đã được tái chức năng thành một khu vực mới trưng bày phim và đĩa DVD, đồng thời cũng là nơi cung cấp các thiết bị máy tính.

Hơn nữa, về hướng Bắc, khu vực sách tiểu thuyết đã được tháo dỡ để nhường chỗ cho sách thiếu nhi và một khu vực dành riêng cho trẻ em. Ở phía Tây, đã có sự xuất hiện  các sách tiểu thuyết, sách nấu ăn, kinh tế và luật pháp, bổ sung cho bộ sưu tập hiện có chủ yếu là sách tự học và lịch sử.

 

KEY VOCABULARY:

  • Delineate (v): mô tả
  • Notable enhancements (n): cải tiến đáng kể
  • Incorporation (n): sự kết hợp
  • Integration (n): sự tích hợp
  • Repurpose (v): sử dụng lại
  • Dismantle (v): tháo dỡ
  • Augment (v): mở rộng


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 09/03/2024:

It is a good idea for people to continue working in their old age, if it is possible for them to do so.

Do you agree or disagree?

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

  • Đặt vấn đề về việc người cao tuổi tiếp tục làm việc
  • Ủng hộ ý kiến trên

II. Thân Bài 1:

Những vấn đề liên quan đến việc người cao tuổi tiếp tục làm việc

  • Tiềm ẩn sự cạnh tranh với thế hệ trẻ
    • Tình hình ở Nhật Bản làm ví dụ
  • Khả năng khó trong việc thích nghi với công nghệ mới

III. Thân Bài 2:

Lợi ích của việc người cao tuổi tiếp tục làm việc

  • Cải thiện sức khỏe và tinh thần
    • Cung cấp mục đích làm việc và giao tiếp xã hội
  • Đóng vai trò hướng dẫn cho nhân viên trẻ
    • Từ dụng kinh nghiệm và kiến thức phong phú

 

IV. Kết Luận:

  • Đồng ý về việc để người lớn tuổi tiếp tục làm việc vì lợi ích kinh tế và xã hội.
  • Vẫn có các vấn đề liên quan.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The topic of whether the elderly should continue to work if they are able to has sparked considerable debate. Although there are arguments against this proposition, I firmly believe in its merits for several reasons.

To commence with, critics often raise concerns about the impact of older individuals remaining in the workforce. Primarily, they argue that this trend could hinder the younger generation's job prospects, potentially leading to increased unemployment rates. A prominent example is the situation in Japan, where a significant number of graduates struggle to find suitable employment due to positions being occupied by older people who have not yet retired. Additionally, opponents suggest that older workers may find it challenging to adapt to new technologies and methodologies, given their long-standing familiarity with manual processes. This resistance to change could, apparently, result in decreased workplace efficiency and productivity.

Despite these criticisms, I advocate for the continued employment of the elderly, considering the practical benefits this approach offers. Allowing senior individuals to work can significantly enhance their physical and mental well-being by providing them with a sense of purpose, routine, and social interaction, thus preventing feelings of isolation and boredom. Furthermore, their extensive experience and knowledge make them invaluable mentors for younger colleagues, facilitating the transfer of skills and reducing the need for extensive training. For that reason, this mentorship can be economically advantageous for businesses, as it diminishes the time and resources spent on training new employees.

In conclusion, allowing individuals to remain employed, regardless of their age, potentially offers substantial advantages, notably in elevating mental and physical health and minimizing training-related financial burdens for organizations, albeit with some manageable issues regarding human resources and skill updating.

(279 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Việc để người cao tuổi có nên tiếp tục làm việc nếu họ vẫn còn khả năng lao động đã và đang tạo nên tranh luận trong thời gian vừa qua. Mặc dù có những ý kiến trái chiều về đề xuất này, tôi tin vào những lợi ích nó mang lại vì một số lý do.

Đầu tiên, nhiều người luôn lo ngại về tác động của các cá nhân cao tuổi tiếp tục ở lại lực lượng lao động. Họ nói  rằng xu hướng này có thể cản trở cơ hội việc làm của thế hệ trẻ, có thể dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp. Một ví dụ nổi bật là tình hình ở Nhật Bản, nơi có một số lượng đáng kể các nhân lực vừa tốt nghiệp đại học gặp khó khăn trong việc tìm việc làm phù hợp do các vị trí đã bị người cao tuổi chưa nghỉ hưu đảm nhận. Ngoài ra, người lao động lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với công nghệ và phương pháp làm việc mới, do sự quen thuộc lâu dài của họ với các quy trình thủ công. Sự kháng cự này trước sự thay đổi có thể dẫn đến sự giảm hiệu suất và năng suất làm việc.

Mặc dù có những ý kiến trái chiều, tôi ủng hộ việc tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của người cao tuổi, dựa trên những lợi ích thực tế mà việc này mang lại. Cho phép những người cao tuổi làm việc có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và tinh thần của họ bằng cách cung cấp cho họ một mục đích làm việc cũng như các tình huống giao tiếp xã hội, do đó có thể ngăn được cảm giác cô đơn. Hơn nữa, kinh nghiệm và kiến thức phong phú của họ khiến họ trở thành những người hướng dẫn không thể thiếu cho đồng nghiệp trẻ. Vì lý do đó, việc này có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, vì nó giảm bớt thời gian và nguồn lực được chi cho việc đào tạo nhân viên mới.

Tóm lại, việc cho phép cá nhân tiếp tục làm việc, bất kể tuổi tác của họ, có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể, đặc biệt là trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như giảm thiểu gánh nặng tài chính liên quan đến đào tạo cho tổ chức, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực và cập nhật kỹ năng.
 
KEY VOCABULARY:
  • Proposition - (n.) một đề xuất hoặc kế hoạch
  • Prominent - (adj.) quan trọng, nổi bật hoặc đáng chú ý.
  • Familiarity - (n.) kiến thức hoặc kinh nghiệm về một cái gì đó.
  • Resistance - (n.) sự phản đối hoặc không chấp nhận cái gì đó.
  • Invaluable - (adj.) cực kỳ hữu ích hoặc không thể thiếu được.
  • Mentorship - (n.) sự hướng dẫn được cung cấp bởi một người hướng dẫn.
  • Albeit - (conj.) mặc dù; ngay cả khi.
  • Manageable - (adj.) có thể được kiểm soát hoặc giải quyết.
 

IELTS Writing 07/03/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 07/03/2024: Coming

 

 

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 07/03/2024:

 

In many cities, planners tend to arrange shops, schools, offices, and homes in specific areas and separate them from each other.

Do you think the advantages of this policy outweigh the disadvantages?

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

  • Tổng quan về xu hướng quy hoạch đô thị: Phân chia các khu vực thành phố thành các phân khu khác nhau.
  • Ý kiến cá nhân: Các lợi ích của phương pháp này không vượt qua được nhược điểm của nó.

II. Thân Bài 1:

Ưu điểm của việc phân chia các khu vực thành phố:

  • Cảnh đô thị đẹp mắt và có tổ chức.
  • Dễ dàng nhận biết và điều hướng qua bố cục của thành phố.
  • Tăng cường an ninh bằng cách phân chia các khu vực nhà ở ra khỏi các khu vực thương mại và giáo dục

III. Thân Bài 2:

Nhược điểm của việc phân chia các khu vực thành phố:

  • Làm trầm trọng hóa tắc nghẽn giao thông do di cư hàng ngày.
  • Ảnh hưởng việc đúng giờ.
  • Ví dụ: Khó khăn về giao thông trong một thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh.

IV. Kết Luận:

  • Lợi ích của việc phân chia các khu vực thành phố để tạo sự gọn gàng và an toàn.
  • Có các nhược điểm đáng kể, đặc biệt là liên quan đến tắc nghẽn giao thông.
  • Ý kiến cá nhân: Các nhược điểm vượt trội hơn so với các lợi ích trong phương pháp quy hoạch đô thị này.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

Numerous urban planners are adopting strategies that segregate shops, schools, offices, and residential dwellings into distinct sectors within cities. Personally, I maintain that the advantages of such a spatial configuration do not sufficiently mitigate its disadvantages.

On the one hand, this method of urban planning results in a cityscape that is both aesthetically pleasing and systematically organized, facilitating the easy identification and location of different zones. This approach enables residents and visitors to comprehend the city’s layout intuitively, allowing for straightforward navigation to any desired destination. For instance, navigating such a well-structured city via digital platforms like Google Maps becomes a seamless experience. Moreover, separating residential zones from commercial, educational, and office spaces also enhances security within these living areas. The separation acts as a natural barrier, making it simpler to spot and monitor any unauthorized individuals or potential security threats.

On the other hand, this planning strategy introduces significant drawbacks, particularly in terms of exacerbating traffic congestion. The daily migration of individuals from residential areas to places of work, education, and shopping, especially during peak morning and evening hours, leads to considerable traffic issues. This results in widespread delays, causing residents to spend an inordinate amount of time in transit, adversely affecting their punctuality. For instance, in a metropolis such as Ho Chi Minh City, where the morning rush to reach workplaces punctually compels workers to depart their homes early in the morning, and the evening return journey becomes a tedious battle against time and traffic.

In conclusion, the approach of delineating residential spaces distinctly from offices, shops, and schools may render a city more orderly and secure, yet it brings some pressing issues of traffic congestion for urban dwellers. From my perspective, it is evident that the drawbacks of such urban planning significantly overshadow its benefits.

(298 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Nhiều nhà quy hoạch đô thị đang áp dụng các chiến lược phân chia cửa hàng, trường học, văn phòng và nhà ở thành các khu vực khác biệt trong các thành phố. Theo ý kiến cá nhân, lợi ích của việc thay đổi này không đủ để giảm bớt các hạn chế của nó.

Về một mặt, phương pháp quy hoạch đô thị này tạo ra một cảnh đô thị vừa đẹp mắt vừa có tổ chức hệ thống, giúp dễ dàng nhận biết và định vị các khu vực khác nhau. Phương pháp này giúp mọi người hiểu được cấu trúc của thành phố một cách dễ dàng, dễ dàng đến bất kỳ địa điểm nào mà họ muốn. Ví dụ, việc di chuyển trong một thành phố có cấu trúc tốt như vậy với nền tảng như Google Maps trở thành một trải nghiệm mượt mà. Hơn nữa, việc tách các khu vực nhà ở ra khỏi các khu vực thương mại, giáo dục và văn phòng cũng nâng cao an ninh trong các khu vực sống này. Sự thay đổi đó hoạt động như một rào cản,giúp cho việc phát hiện và giám sát các cá nhân khả nghi hoặc các mối đe dọa an ninh trở nên đơn giản hơn.

Mặt khác, chiến lược quy hoạch này có những hạn chế đáng kể, đặc biệt là trong việc làm trầm trọng hóa tắc nghẽn giao thông. Sự di cư hàng ngày của người dân từ các khu vực nhà ở đến nơi làm việc, học tập và mua sắm, đặc biệt là vào các giờ sáng và tối cao điểm, dẫn đến các vấn đề giao thông đáng kể. Điều này dẫn đến sự trì hoãn, làm cho cư dân phải dành một lượng thời gian lớn trong việc di chuyển, ảnh hưởng xấu đến việc đi đúng giờ. Ví dụ, ở một thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, nơi cuộc đua vào buổi sáng để đến nơi làm việc đúng giờ buộc mọi người phải rời nhà sớm vào buổi sáng, và việc trở về vào buổi tối trở thành một trận chiến với thời gian và giao thông.

Tóm lại, phương pháp phân chia các khu vực nhà ở một cách rõ ràng khỏi các văn phòng, cửa hàng và trường học có thể làm cho một thành phố trở nên gọn gàng và an toàn hơn, nhưng nó cũng mang lại một số vấn đề về tắc nghẽn giao thông cho cư dân đô thị. Từ góc nhìn của tôi, nhược điểm của quy hoạch đô thị như vậy đáng kể hơn so với những lợi ích mà nó mang lại.
 
KEY VOCABULARY:
  • Urban planners (n phrase) - các nhà quy hoạch đô thị
  • Segregate (v) - phân chia
  • Spatial configuration (n phrase) - cấu hình không gian
  • Mitigate (v) - làm giảm nhẹ
  • Cityscape (n) - cảnh đô thị
  • Aesthetically pleasing (adj phrase) - đẹp mắt
  • Systematically organized (adj phrase) - được tổ chức một cách có hệ thống
  • Intuitively (adv) - một cách tự nhiên
  • Seamless experience (n phrase) - trải nghiệm mượt mà
  • Potential security threats (n phrase) - các mối đe dọa về an ninh tiềm ẩn
  • Exacerbate (v) - làm trầm trọng hóa
  • Inordinate (adj) - lớn một cách bất thường
  • Punctuality (n) - tính đúng giờ
  • Compel (v) - ép buộc
  • Tedious battle (n phrase) - cuộc chiến nhàm chán
  • Delineate (v) - mô tả

 

Bài mẫu IELTS Writing Tháng 02/2024

 

IELTS Writing 24/02/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 24/02/2024

 

The graph shows the unemployment rates in the UK, rest of Europe and Japan from 1993 to 2007.

 
 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Giới thiệu về tỷ lệ thất nghiệp ở 3 khu vực

II. Tổng Quan:

  • Tóm tắt ý chính: nhấn mạnh sự tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản và sự giảm ở Vương quốc Anh và phần còn lại của châu Âu.

III. Thân Bài 1:

Xu hướng thất nghiệp tại Vương quốc Anh:

  • Từ năm 1993, tỷ lệ thất nghiệp ở Vương quốc Anh cao nhất.
  • Sự giảm đáng kể trong 8 năm tiếp theo, sau đó có giai đoạn ổn định.
  • Tăng trưởng nhỏ đến năm 2007.

 

IV. Thân Bài 2:

Xu hướng thất nghiệp tại phần còn lại của châu  u và Nhật Bản:
  • Giai đoạn tăng trong 2 năm đầu ở cả hai khu vực.
  • Sự tăng đột ngột ở châu  u, đạt đỉnh trước khi giảm đáng kể vào năm 2007.
  • Tăng ít ở Nhật Bản ban đầu, sau đó bình ổn, tăng và giảm vào cuối giai đoạn.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The graph presents an analysis of unemployment trends in the UK, the rest of Europe, and Japan over a 14-year period, from 1993 to 2007.

Overall, It is evident from the data that Japan witnessed an increase in unemployment rates, whereas the UK and the rest of Europe experienced a general decline in their respective unemployment figures.

Commencing with the initial data from 1993, the unemployment rate in the UK was by far the highest among the three regions at approximately 11%, surpassing the percentages observed in the rest of Europe and Japan, which were 9% and 2%, respectively. Over the next 8 years, there was a notable decline in the UK's statistics, going down to 5% before plateauing for two years. The period concluded with a marginal recovery  in the rate, closing at 6% by 2007.

Conversely, the unemployment proportions for the rest of Europe and Japan shared a brief period of increase in the initial two years. Europe's rate escalated more sharply, reaching 11%, while Japan's increment was minimal, rising by just 1%. Europe's figure subsequently peaked at nearly 13%, before witnessing a significant reduction to around 8% by 2007. Japan's joblessness data, after remaining stable at 3% until 1999, surged to 9% and then dropped to 4% at the end of the period.

(215 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Hình minh họa phân tích tỷ lệ thất nghiệp tại Vương quốc Anh, phần còn lại của châu Âu và Nhật Bản trong khoảng 14 năm, từ năm 1993 đến năm 2007.

Theo tổng quan, Nhật Bản đã chứng kiến một sự tăng tỷ lệ thất nghiệp, trong khi Vương quốc Anh và phần còn lại của châu Âu đã trải qua một sự giảm tỷ lệ thất nghiệp nói chung.

Bắt đầu từ dữ liệu ban đầu từ năm 1993, tỷ lệ thất nghiệp ở Vương quốc Anh là cao nhất trong ba khu vực với khoảng 11%, vượt qua tỷ lệ ở phần còn lại của châu Âu và Nhật Bản, lần lượt là 9% và 2%. Trong 8 năm tiếp theo, có một sự giảm đáng chú ý trong số liệu của Vương quốc Anh, giảm xuống còn 5% trước khi ổn định trong hai năm và kết thúc với một sự phục hồi nhỏ trong tỷ lệ, chạm mức 6% vào năm 2007.

Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp ở phần còn lại của châu Âu và Nhật Bản đã cùng có một giai đoạn tăng trong hai năm đầu tiên. Tỷ lệ ở châu Âu tăng mạnh hơn, đạt đến 11%, trong khi tăng ở Nhật Bản chỉ tăng 1%. Số liệu của châu Âu sau đó đạt đỉnh gần 13%, trước khi chứng kiến một sự giảm đáng kể xuống còn khoảng 8% vào năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản, sau khi ổn định ở mức 3% cho đến năm 1999, tăng lên 9% và sau đó giảm xuống còn 4% vào cuối giai đoạn.

KEY VOCABULARY:

  • Analysis (n) - Sự phân tích
  • Evident (adj) - Rõ ràng
  • Commence (v) - Bắt đầu
  • Surpass (v) - Vượt qua
  • Plateau (n/v) - Bình ổn
  • Marginal (adj) - Ở mức tối thiểu
  • Escalate (v) - Leo thang
 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 24/02/2024:

 

Parents are putting a lot pressure on their children to succeed. What are the reasons for this?

Is it a positive or negative development?

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

  • Khuynh hướng gia tăng về việc cha mẹ tạo áp lực cho con cái của họ để thành công
  • Có nhiều nguyên nhân và những hệ quả nhất định từ xu thế trên

II. Thân Bài 1:

Nguyên nhân

  • Sự khát vọng của cha mẹ về thành công và thịnh vượng tương lai của con
  • Áp lực xã hội khi thành công của con cái có thể định hình vị thế của gia đình đó

III. Thân Bài 2:

Hệ quả tiêu cực

  • Sự căng thẳng và lo âu vì áp lực không thực tế
  • Ảnh hưởng tiêu cực lâu dài lên sức khỏe tinh thần và sự phát triển tự nhiên của trẻ

 

IV. Kết Luận:

  • Nguồn gốc của áp lực từ phía cha mẹ là do kỳ vọng cũng như tiêu chuẩn xã hội
  • Hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và sự phát triển bản chất của trẻ

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

In today's fast-paced world, there is a growing trend of parents placing substantial pressure on their children to be successful. This essay aims to delve into the reasons driving this phenomenon and assess whether it yields positive or negative outcomes.

One of the primary factors fueling this trend is the aspiration of parents for their children's success and future prosperity. This is because they firmly believe that by encouraging their children to excel in various aspects of life, the likelihood of gaining admission to esteemed universities and securing lucrative careers significantly increases. Moreover, societal norms can also exert pressure on parents to ensure that their children surpass their peers academically and socially, as a child's accomplishments are seen as a reflection of the family's social status. Consequently, parents strive to enhance their family's reputation by propelling their children towards exceptional achievements.

While parental pressure can serve as a motivating factor, this approach can have several negative consequences. First of all, excessive tension to meet unrealistic expectations set by parents can lead to high levels of stress and anxiety in children , impacting their mental health and general well-being , resulting in numerous issues such as  eating disorders or depression. Furthermore, relentless pursuit of success may overshadow other aspects of a child's development, such as creativity, social skills, and emotional intelligence. In the long run, this narrow focus on achievement can hinder their holistic growth and overall happiness.

In conclusion, the intentions behind parental pressure originate from the expectations for their children’s success and the social norms. Nevertheless, this trend has negatively affected children's mental health and intrinsic development.

(266 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Trong thế giới hiện đại ngày nay, có một xu hướng gia tăng của các bậc phụ huynh đặt áp lực lớn lên con cái của họ để thành công. Bài viết này sẽ  khám phá các nguyên nhân và đánh giá xem nó mang lại kết quả tích cực hay tiêu cực.

 

Một trong những yếu tố chính thúc đẩy xu hướng này là nguyện vọng của các bậc phụ huynh về thành công tương lai của con cái. Điều này bởi vì họ tin rằng bằng cách khuyến khích con cái của họ đạt được thành công ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, khả năng được nhận vào các trường đại học uy tín và đảm bảo sự nghiệp sinh tốt sẽ tăng đáng kể. Hơn nữa, các chuẩn mực xã hội cũng có thể tạo áp lực cho các bậc phụ huynh để đảm bảo rằng con cái của họ cần vượt trội bạn bè, vì thành công của con cái  được xem như là một thước đo của vị thế xã hội của một gia đình. Do đó, các bậc phụ huynh cố gắng tăng nâng cao vị thế gia đình bằng cách thúc đẩy con cái của họ đến những tầm cao hơn.

 

Mặc dù áp lực từ phụ huynh có thể mang tính động viên, nhưng điều này cũng vô tình mang lại một số hậu quả tiêu cực. Trước hết, sự căng thẳng quá mức để đáp ứng những kỳ vọng không thực tế được đặt ra bởi phụ huynh có thể dẫn đến sự  căng thẳng ở trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ, dẫn đến nhiều vấn đề như rối loạn ăn uống hoặc trầm cảm. Hơn nữa, việc theo đuổi không ngừng của thành công có thể làm mờ đi các khía cạnh khác của sự phát triển tự nhiên của một đứa trẻ, như sáng tạo, kỹ năng xã hội và cảm xúc. Về lâu dài, việc theo đuổi thành tựu mù quáng này có thể cản trở sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của một đứa trẻ.
 

Tóm lại, áp lực từ phụ huynh xuất phát từ mong muốn về sự thành công của con cái và các chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, xu hướng này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển của trẻ em.


KEY VOCABULARY:

  • Aspiration (noun) - khát vọng, hoài bão
  • Esteemed (adjective) - được tôn trọng, được kính trọng
  • Lucrative (adjective) - có lợi, sinh lời
  • Propell (verb) - thúc đẩy, đẩy mạnh
  • Relentless (adjective) - không ngừng nghỉ
  • Overshadow (verb) - làm mờ, che khuất
  • Holistic (adjective) - toàn diện
  • Intrinsic (adjective) - bản chất, nội tại

 

IELTS Writing 17/02/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 17/02/2024

 

The chart and graph below give information about three categories of workers in Australia and the unemployment levels within those groups.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparison where relevant.

 
 

 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Đồ thị về lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp

II. Tổng Quan:

  • Lực lượng lao động chủ yếu ở Australia
  • Sự giảm sút đáng chú ý trong dữ liệu thất nghiệp ở ba nhóm

III. Thân Bài 1:

  • Người Úc bản xứ chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm khoảng ba phần tư lực lượng lao động
  • Người nhập cư nói tiếng Anh chỉ chiếm một phần mười của tổng số lực lượng lao động
  • Người nhập cư không nói tiếng Anh chiếm 14% tổng số lực lượng lao động

IV. Thân Bài 2:

  • Sự giảm dần trong tỷ lệ thất nghiệp
  • Tỷ lệ thất nghiệp của người nhập cư không nói tiếng Anh năm 1993 cao nhất
  • Sự giảm nhẹ về tỷ lệ thất nghiệp của người Úc bản xứ
  • Sự giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể của người nhập cư nói tiếng Anh
  • Sự giảm đáng kể trong tỷ lệ thất nghiệp của người nhập cư không nói tiếng Anh

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The diagram illustrates the composition of the workforce across three distinct groups in Australia, alongside their respective unemployment rates.

Overall, the majority of the workforce in Australia comprises native-born individuals, with a notable decline observed in unemployment data across all three categories.

Beginning with the workforce distribution in Australia in 2003, it is evident that native Australians constituted the largest proportion, accounting for approximately three-quarters of the workforce. In contrast, English-speaking immigrants represented only one-tenth of the total workforce, while individuals born in non-English-speaking countries made up a modest 14%.

Regarding the unemployment rates within these groups from 1993 to 2003, there was a gradual decrease observed. In 1993, the figure for workers born in non-English-speaking countries was by far the highest, at over 7%, followed by the data of the two remaining groups which stayed nearly equal at approximately 4%. Interestingly, over the span of ten years, the percentage of unemployed native Australians experienced a marginal decline by nearly 1%. Additionally, the joblessness figures among workers born in English-speaking countries notably decreased to 1%. Likewise, there was a substantial reduction observed in that of non-English-speaking immigrants, dropping from approximately 7% to nearly 4%.

(194 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Biểu đồ mô tả sự phân bố của lực lượng lao động qua ba nhóm riêng biệt ở Australia, cùng với tỷ lệ thất nghiệp tương ứng của họ.

Nhìn chung, đa số lực lượng lao động ở Australia bao gồm các cá nhân sinh ra tại địa phương, với sự giảm đáng kể được quan sát trong dữ liệu thất nghiệp ở tất cả ba nhóm.

Bắt đầu với phân phối lực lượng lao động ở Australia vào năm 2003, rõ ràng là người Australia bản địa chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm khoảng ba phần tư của lực lượng lao động. Ngược lại, những người nhập cư nói tiếng Anh chỉ đại diện cho khoảng một phần mười của tổng số lực lượng lao động, trong khi những người sinh ra tại các quốc gia không nói tiếng Anh chiếm tỷ lệ khiêm tốn 14%.

Về tỷ lệ thất nghiệp trong các nhóm này từ năm 1993 đến năm 2003, đã quan sát được một sự giảm dần. Năm 1993, con số cho các công nhân sinh ra tại các quốc gia không nói tiếng Anh là cao nhất, với hơn 7%, tiếp theo là dữ liệu của hai nhóm còn lại ở mức gần bằng nhau, khoảng 4%. Đáng chú ý, trong khoảng thời gian mười năm, tỷ lệ thất nghiệp của người Australia bản địa đã trải qua một sự giảm nhẹ gần 1%. Tương tự, con số thất nghiệp giữa các công nhân sinh ra tại các quốc gia nói tiếng Anh giảm đáng kể xuống còn 1%. Giống như vậy, quan sát thấy sự giảm đáng kể trong tỷ lệ thất nghiệp của những người nhập cư không nói tiếng Anh, giảm từ khoảng 7% xuống gần 4%.

KEY VOCABULARY:

  • Composition (noun) - thành phần
  • Notable (adjective) - đáng chú ý, nổi bật
  • Workforce (noun) - lực lượng lao động
  • Modest (adjective) - khiêm tốn
  • Joblessness (noun) - tình trạng thất nghiệp
 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 17/02/2024

 

More people put their personal information online (address, telephone number…) for everyday activities such as socializing on social networks or banking. 

Do you think it is a positive or negative development?

 
 

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

Sự phổ biến của việc chia sẻ thông tin cá nhân trên Internet

  • Mục đích của việc chia sẻ thông tin cá nhân
  • Cuộc tranh luận về tính tích cực và tiêu cực của xu hướng này

II. Thân Bài 1:

Các lợi ích của việc chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến

  • Mở rộng mạng lưới xã hội và cải thiện triển vọng nghề nghiệp
  • Tiện lợi và tiết kiệm thời gian trong giao dịch ngân hàng trực tuyến
  • Truy cập vào các dịch vụ đa dạng và sự cá nhân hóa từ các công ty

III. Thân Bài 2:

Những nguy cơ và rủi ro của việc chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến

  • Có khả năng bị lừa và gặp các hình thức gian lận trên mạng
  • Nguy cơ mất thông tin mật và hậu quả tài chính 

IV. Kết Luận:

  • Việc chia sẻ thông tin cá nhân trên Internet là con dao hai lưỡi
  • Lợi ích vượt trội so với nhược điểm của việc chia sẻ thông tin trực tuyến

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

In contemporary society, an increasing number of individuals are opting to share their personal information on the Internet, whether for social interaction on platforms like social networks or for conducting transactions. While the debate over whether this trend yields positive or negative outcomes remains contentious, this essay will explore both perspectives before presenting my reasoned conclusion.

On the one hand, the significant dissemination of private information on online platforms proves advantageous in numerous scenarios. Firstly, internet users can effortlessly expand their social networks through social media, thereby transcending geographical limitations and physical biases. Consequently, this connectivity can significantly enhance one's career prospects. Additionally, online banking offers heightened convenience, eliminating the need for repeated identity verification during transactions, thus saving considerable time. Furthermore, not only does sharing personal information online grant access to diverse services but it also enables companies to identify and cater to potential customers. Therefore, organizations may offer tailored suggestions based on the specific needs and preferences of buyers..

On the other hand, opponents of the aforementioned view contend that this trend masks significant risks that demand attention. To commence with, criminals exploit this phenomenon by fabricating fake profiles to deceive unsuspecting individuals, thus perpetuating various forms of fraud. This deceptive practice serves as a primary avenue for them to execute their schemes, including the sale of counterfeit products or unauthorized access to users' financial accounts, which can have devastating consequences. Another possible hazard entails the loss of confidential information. This leads to the fact that unsuspecting individuals are left vulnerable to substantial financial losses and enduring repercussions, thereby highlighting the critical importance of implementing robust security measures to safeguard personal data.

In conclusion, making private details public on the internet is a double-edged sword. Nevertheless, from my viewpoint, despite its challenges, the advantages outweigh the disadvantages, emphasizing the overall value of online information sharing.

(307 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Trong xã hội đương đại, ngày càng nhiều cá nhân lựa chọn chia sẻ thông tin cá nhân của họ trên Internet để tương tác trên các nền tảng như mạng xã hội hay để thực hiện các giao dịch. Trong khi cuộc tranh luận về việc liệu xu hướng này mang lại kết quả tích cực hay tiêu cực vẫn còn tranh cãi, bài luận này sẽ khám phá cả hai quan điểm trước khi đưa ra kết luận của tôi.

Một mặt, việc phổ biến thông tin cá nhân trên các nền tảng trực tuyến chứng tỏ sự thuận lợi trong nhiều tình huống. Thứ nhất, người dùng internet có thể mở rộng mạng lưới xã hội của họ thông qua mạng xã hội, qua đó vượt qua các hạn chế địa lý và định kiến vật lý. Do đó, kết nối này có thể cải thiện đáng kể triển vọng nghề nghiệp của mọi người. Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng trực tuyến cung cấp sự tiện lợi, loại bỏ nhu cầu xác minh danh tính lặp đi lặp lại trong quá trình giao dịch, do đó tiết kiệm thời gian đáng kể. Hơn nữa, việc chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến không chỉ cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ đa dạng mà còn giúp các công ty xác định và phục vụ khách hàng tiềm năng. Do đó, các tổ chức có thể đề xuất các gợi ý được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và sở thích cụ thể của người mua hàng.

Mặt khác, những người phản đối quan điểm trên cho rằng xu hướng này che giấu những rủi ro đáng kể cần sự chú ý. Đầu tiên, tội phạm lợi dụng xu hướng này bằng cách tạo ra các hồ sơ giả để lừa đảo những người khác, qua đó thực hiện nhiều hình thức gian lận. Hành vi lừa đảo này cho phép họ thực hiện các kế hoạch lừa đảo của mình, bao gồm việc bán các sản phẩm giả mạo hoặc truy cập trái phép vào tài khoản tài chính của người dùng, có thể gây ra những hậu quả tồi tệ. Một nguy cơ khác là có thể làm mất thông tin mật. Điều này dẫn đến việc những người dùng này gặp các tổn thất tài chính đáng kể và hậu quả kéo dài, nhấn mạnh sự quan trọng quyết định của việc thực thi biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Tóm lại, việc tiết lộ chi tiết riêng tư trên internet là một thanh gươm hai lưỡi. Tuy nhiên, từ quan điểm của tôi, mặc dù có những thách thức, nhưng những lợi ích vẫn nặng hơn nhược điểm, nhấn mạnh giá trị của việc chia sẻ thông tin trực tuyến.


KEY VOCABULARY:

  • Contentious (adj) - Gây tranh cãi
  • Dissemination (noun) - Sự phổ biến 
  • Transcending (verb) - Vượt qua 
  • Career prospects (noun) - Triển vọng nghề nghiệp 
  • Cater (verb) - Phục vụ 
  • Tailored suggestion (noun phrase) - Gợi ý được điều chỉnh theo yêu cầu
  • Fraud (noun) - Gian lận 
  • Deceptive (adjective) - Gian dối 
  • Scheme (noun) -  m mưu 
  • Sale of counterfeit products (phrase) - Bán hàng giả mạo 
  • Hazard (noun) - Mối nguy hiểm 
  • Loss of confidential information (phrase) - Mất thông tin
  • Vulnerable (adjective) - Dễ bị tổn thương 
  • Robust security measure (phrase) - Biện pháp bảo mật mạnh mẽ 
 

IELTS Writing 03/02/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 03/02/2024

 

The graph below shows the percentage of australian exports to 4 countries from 1990 to 2012

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparison where relevant. 

 
 

 

DÀN BÀI

 

I. Mở Bài :

  • Biểu đồ thể hiện dữ liệu thống kê về xuất khẩu của Úc đến bốn quốc gia khác nhau từ năm 1990 đến 2012.

II. Tổng Quan:

  • Số liệu xuất khẩu đến Trung Quốc và Ấn Độ có chiều hướng tăng.
  • Ngược lại, xu hướng giảm xuất hiện ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, với Nhật Bản ban đầu giữ tỷ lệ xuất khẩu cao nhất.

III. Thân Bài 1:

a. Năm 1990:

  • Tỷ lệ xuất khẩu đến Nhật Bản chiếm đa số (26%).
  • Hoa Kỳ và Trung Quốc lần lượt chiếm 11% và 3%.
  • Ấn Độ chiếm khoảng 1% tổng số nhập khẩu từ Úc.

b. Phát Triển Trong Tỷ Lệ Xuất Khẩu ở Nhật và Trung Quốc:

  • Tỷ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản giảm dần, giảm 9% vào 2010 và ổn định đến 2012.
  • Xuất khẩu đến Trung Quốc tăng đột ngột lên 24%, chiếm vị trí cao nhất vào năm 2012.

IV. Thân Bài 2:

a. Ở Ấn Độ:

  • Tỷ lệ xuất khẩu duy trì ổn định trong 10 năm đầu tiên.
  • Tăng đến 7% vào 2010, sau đó giảm nhẹ xuống 5% sau 2 năm.

b. Tại Hoa Kỳ:

  • Số liệu biến động đều theo xu hướng giảm, đạt 7% vào cuối kỳ.

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The presented line graph illustrates the statistical data pertaining to Australian exports to four distinct nations between 1990 and 2012.

Overall, There were upward trends in the export figures to China and India. Conversely, contrasting tendencies were evident in the United States and Japan, with the latter initially holding the highest share of exports at the beginning of the period

In 1990, Japan dominated the statistics with a substantial  share of approximately 26%, followed by the figures for the US and China, at just around 11% and 3% respectively. Meanwhile, India accounted for nearly 1% of imports from Australia during this period. Over the duration of the time frame, the percentage of exports to Japan witnessed a gradual decline, dropping by 9% in 2010 before stabilizing until 2012. In contrast, there was a remarkable surge of 24% in China's figures, securing the highest position among the four countries in 2012.

Regarding India, the rate of exports to this country remained relatively unchanged for the first 10 years prior to growing to peak at 7% in 2010 and then reducing slightly to 5% after 2 years.  US figures, however,  varied consistently in a downward trend, reaching 7% at the end of the period.

 

(202 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH

Biểu đồ thể hiện dữ liệu thống kê liên quan đến xuất khẩu của Úc đến bốn quốc gia khác nhau từ năm 1990 đến 2012.

Nhìn chung, số liệu trong việc xuất khẩu đến Trung Quốc và Ấn Độ có xu hướng tăng. Ngược lại, xu hướng giảm xuất hiện ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, với Nhật Bản ban đầu giữ tỷ lệ xuất khẩu cao nhất.

Vào năm 1990, tỷ lệ xuất khẩu đến Nhật Bản chiếm đa số với khoảng 26%, tiếp theo là Hoa Kỳ và Trung Quốc, lần lượt ở mức 11% và 3%. Trong khi đó, Ấn Độ chiếm khoảng 1% của tổng số nhập khẩu từ Úc trong khoảng thời gian này. Trong suốt khoảng thời sau đó, tỷ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản đã trải qua một sự giảm dần, với mức giảm 9% vào năm 2010 trước khi ổn định đến năm 2012. Ngược lại, có một sự tăng đáng kể lên đến 24% trong con số xuất khẩu đến Trung Quốc, chiếm vị trí cao nhất giữa bốn quốc gia vào năm 2012.

Ở Ấn Độ, tỷ lệ xuất khẩu tới đất nước này duy trì ổn định trong 10 năm đầu tiên trước khi tăng đến 7% vào năm 2010 và sau đó giảm nhẹ xuống 5% sau 2 năm. Số liệu của Hoa Kỳ, tuy nhiên, giao động một cách đều đặn theo xu hướng giảm, đạt 7% vào cuối kỳ.

 

KEY VOCABULARY 

  • Distinct (adjective) - Rõ ràng khác biệt 
  • Conversely (adverb) - Ngược lại
  • Gradual decline (noun phrase) - Sự giảm dần dần theo thời gian
  • Surge (noun) - Sự tăng mạnh và đột ngột
  • Peak at (verb phrase) - Đạt đỉnh điểm
 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 03/02/2024

 

In many countries today, if people want to find work, they have to move away from their friends and their families.

Do you think the advantages of this development outweigh the disadvantages?

 
 

DÀN BÀI


I. Mở Bài:

  • Nêu vấn đề của việc di cư để làm việc và cuộc tranh luận về lợi ích và nhược điểm.
  • Xem xét cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến cá nhân.

II. Thân Bài 1:
Ưu điểm của việc sống xa gia đình

  • Cơ hội việc làm tốt hơn cho những người từ vùng nông thôn.

Di cư đến đô thị mang lại cơ hội thăng tiến và thu nhập cao.

  • Mở rộng tầm nhìn qua việc khám phá thế giới

Tạo mới mối quan hệ và trải nghiệm văn hóa đa dạng.

III. Thân Bài 2:
Nhược điểm của việc sống xa gia đình

  • Thiếu hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Tình trạng không có ai để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.
Gặp tình trạng căng thẳng tâm lý do nhớ nhà hoặc áp lực công việc.

  • Thách thức tài chính với chi phí sinh hoạt tăng cao

Hạn chế khả năng tiết kiệm tiền giữa các chi phí cần thiết.

IV. Kết Luận:

  • So sánh ưu và nhược điểm,
  • Ưu điểm về cơ hội việc làm và trải nghiệm đa dạng vượt trội hơn nhược điểm.

 


SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

In contemporary society, the widespread challenge of individuals relocating from familiar circles for employment sparks a debate on whether the benefits of working away from home outweigh the drawbacks. This essay will delve into both perspectives on this matter, exploring the advantages and disadvantages and presenting my viewpoint.

On the one hand, proponents of living away from family argue that it leads to enhanced job prospects. This is because a large number of individuals from rural areas often face challenges securing desirable jobs, necessitating migration to urban centers for career advancement as well as higher positions, and increased remuneration. Furthermore, only by residing away from familiar surroundings, can their horizons be gradually broadened by exploring the world as they are able to form new friendships and immerse themselves in diverse cultures.

On the other hand, opponents of the given viewpoint claim  that people should prioritize living with their families. First of all, the absence of familial and social support when residing away from home is emphasized, resulting in a lack of companionship to share joys and sorrows. Consequently, individuals facing homesickness or work-related stress may experience heightened emotional distress. Additionally, rising living costs also pose a financial challenge, limiting the ability to save money amidst essential expenditures such as accommodation, food, and transportation.

To conclude, the phenomenon of living away from home is acknowledged as a double-edged sword. As far as I am concerned, the advantages which include increased job opportunities and an exposure to diverse experiences of this development far surpass its disadvantages. Consequently, the popularity of this trend is encouraged.

(262 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH

Trong xã hội đương đại, thách thức dành cho những người xa quê để tới nơi khác làm việc đang tạo nên một cuộc tranh luận về việc liệu lợi ích của việc đi làm ở xa nhà có vượt trội hơn nhược điểm hay không. Bài viết này sẽ xem xét cả hai quan điểm về vấn đề này, và trình bày ý kiến của tôi.

Về một mặt, những người ủng hộ việc sống xa gia đình cho rằng nó mang lại cơ hội việc làm tốt hơn. Điều này bởi vì một số lượng lớn những người từ vùng nông thôn thường gặp khó khăn trong việc có được công việc mong muốn, buộc họ phải di cư đến các trung tâm đô thị để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như đạt được các vị trí cao hơn và thu nhập cao tốt. Hơn nữa, với việc rời khỏi vùng an toàn, họ mới có thể mở rộng tầm nhìn dần dần thông qua việc khám phá thế giới, tạo ra những mối quan hệ mới và trải nghiệm các văn hóa khác nhau.

Mặt khác, những người phản đối quan điểm trên cho rằng mọi người nên ưu tiên sống cùng gia đình. Trước hết, họ nhấn mạnh nếu thiếu vắng hỗ trợ từ gia đình khi sống xa nhà, mọi người có thể gặp phải tình trạng không có bạn bè để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Do đó, những người đối mặt với nỗi nhớ nhà hoặc căng thẳng từ công việc có thể trải qua tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cũng đặt ra thách thức về mặt tài chính, làm cho tiết kiệm tiền giữa những chi phí cần thiết như chỗ ở, thức ăn và đi lại trở nên khó khăn hơn.

Tóm lại, việc sống xa nhà được xem như vừa có lợi vừa có hại. Theo quan điểm của tôi, ưu điểm của việc này với các cơ hội việc làm tốt và tăng cường trải nghiệm vượt xa nhược điểm của nó. Do đó, xu hướng này nên được khuyến khích.


KEY VOCABULARY 

  • Familiar circles (adjective + noun): Nhóm mà một người quen thuộc.
  • Delve into (verb): Nghiên cứu.
  • Job prospects (adjective + noun): Cơ hội nghề nghiệp.
  • Career advancement (noun): Sự tiến triển trong sự nghiệp.
  • Remuneration (noun): Tiền lương.
  • Emotional distress (adjective + noun): Tổn thương tâm lý.
  • Essential expenditures (adjective + noun): Chi tiêu cần thiết.
 

Bài mẫu IELTS Writing Tháng 01/2024

 

IELTS Writing 27/01/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 27/01/2024

 

The chart below shows the production levels of the main kinds of fuel in the UK between 1981 and 2000.

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparison where relevant. 

 
 
 
 
LUOsx_J6YFXiB7gVwoJvEgELRHshAgvc1l0cIi5p
 
 
 

DÀN BÀI

I. Mở Bài

  • Biểu đồ mô tả sản lượng của ba nhiên liệu chính trong giai đoạn từ 1981 đến 2000 tại Vương quốc Anh.

II. Tổng Quan

  • Có sự tăng trong sản xuất khí tự nhiên và dầu mỏ, trong khi sản xuất than đá có xu hướng giảm.

III. Thân Bài 1
Phân tích sự thay đổi của sản lượng dầu và khí tự nhiên từ năm 1981 đến 2000.

  • Sự tăng mạnh của sản xuất dầu từ năm 1981 đến 1986
  • Sự ổn định của sản lượng khí tự nhiên đến năm 1991 và sau đó là sự tăng từ năm 1991 đến cuối giai đoạn.

IV. Thân Bài 2
Phân tích sự thay đổi của sản xuất than đá trong suốt 20 năm.

  • Sự giảm đột ngột của sản xuất than từ năm 1981 đến 1985
  • Sau đó là sự giảm dần từ năm 1985 đến 2000.
 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The provided diagram illustrates the production volumes of three main fuels namely petroleum, natural gas, and coal in the UK from 1981 to 2000.

Overall, there was an upward trend in the production of natural gas and petroleum, while coal production exhibited a declining tendency during the specified period.

Looking first at the data on petroleum and natural gas production in the UK by 2000, initially, there was a substantial surge in petroleum production, escalating from 90 to 140 units between 1981 and 1986. In contrast, natural gas production remained relatively steady until 1991, after which it experienced a gradual increase, reaching 100 units, a growth of 60 units by the end of the period. Conversely, the share of petroleum declined significantly from 140 to 100 units by 1991, with a surprising steady growth to 140 units in 2000.

Turning to coal production in the UK over the 20-year span, firstly, coal production witnessed a notable drop, plummeting from 80 to 40 units, a reduction of 40 units, by 1985. Another noteworthy observation is the gradual decrease in coal production to 30 units in the subsequent 5 years.

 

BÀI DỊCH 

Biểu đồ minh họa sản lượng của ba nhiên liệu chính là dầu mỏ, khí tự nhiên và than ở Vương quốc Anh từ năm 1981 đến năm 2000.

Nhìn chung, việc sản xuất khai thác khí tự nhiên và dầu mỏ có xu hướng tăng, trong khi sản xuất than có xu hướng giảm.

Bắt đầu với dữ liệu về sản xuất dầu mỏ và khí tự nhiên ở Vương quốc Anh đến năm 2000, ban đầu, có một sự tăng mạnh đáng kể trong sản xuất dầu mỏ, tăng từ 90 đến 140 đơn vị từ năm 1981 đến 1986. Ngược lại, sản xuất khí tự nhiên duy trì ổn định đến năm 1991, sau đó trải qua một sự tăng dần, đạt đến 100 đơn vị, tăng 60 đơn vị vào năm cuối. Ngược lại, lượng dầu mỏ giảm đáng kể từ 140 xuống 100 đơn vị vào năm 1991, nhưng lại có một sự tăng ổn định đáng ngạc nhiên lên 140 đơn vị vào năm 2000.

Chuyển sang sản xuất than ở Vương quốc Anh trong suốt 20 năm, đầu tiên, sản xuất than đã trải qua một sự giảm đáng kể, giảm từ 80 xuống 40 đơn vị, giảm 40 đơn vị vào năm 1985. Một điểm đáng chú ý khác là sự giảm dần của sản xuất than xuống 30 đơn vị trong 5 năm tiếp theo.

 

KEY VOCABULARY

  • Illustrate (Verb) - Mô tả
  • Volume (Noun) - Số lượng
  • Escalate (Verb) - Tăng lên
  • Conversely (Adverb) - Ngược lại
  • Notable (Adjective) - Đáng chú ý
  • Plummet (Verb) - Giảm mạnh
  • Reduction (Noun) - Sự giảm
 
 
 


 

   IELTS WRITING TASK 2

Đề bài - ngày 27/01/2024

 

In some countries, students live with their family while studying at a university. In other countries, students attend university in another city.

Do you think the advantages of living away from family home while attending university outweigh the disadvantages?

 
 

 

DÀN BÀI


I. Mở Bài:
Sinh viên có thể ở với gia đình hoặc chọn học ở một thành phố khác.
Sống xa nhà trong thời gian học đại học có nhiều lợi ích hơn hay nhược điểm là một vấn đề gây tranh cãi.
 

II. Thân Bài 1:
Ưu điểm của Việc Sống Độc Lập 
Phát triển kỹ năng sống như chuẩn bị bữa ăn và làm sạch không gian sống.
Có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, cân bằng giữa học và cuộc sống hàng ngày.
Tăng cường trách nhiệm cá nhân và có khả năng đương đầu với thách thức.
 

III. Thân Bài 2:
Nhược Điểm của Việc Sống Độc Lập 
Gây cảm giác nhớ nhà.
Ảnh hưởng tới mối quan hệ gia đình và bạn bè.
Vấn đề tài chính và áp lực do chi phí sống cao.
 

IV. Kết Luận:
Nêu rõ quan điểm cá nhân ủng hộ việc sống độc lập.
Kết luận bằng việc nói về tính hai mặt của vấn đề và khuyến khích xu hướng sống này


SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

In contemporary society, a pivotal issue revolves around students' living arrangements during university studies. While some choose to reside with their families, others opt for a university education in a different city. The debate on whether living away from home during university brings more benefits than drawbacks is contentious. In the following paragraphs, both sides of the argument will be discussed, and my perspective will also be given.

On the one hand, some students advocate for the merits of living independently. Primarily, solitary living compels young individuals to assume responsibilities they typically evade in a familiar setting, necessitating the acquisition of vital life skills such as preparing nutritious meals and cleaning living space. Additionally, this approach leads to skillfulness in time management, enabling students to balance academic commitments, household duties and social engagements. Moreover, adolescents experience a heightened sense of accountability, equipped to make autonomous decisions and tackle unforeseen challenges. Importantly, independent living expands social horizons, facilitating connections with peers of diverse backgrounds and interests. Not only does this diversity nurture friendships but it also provides opportunities to engage with individuals who share similar perspectives. 

On the other hand, opponents of the aforementioned view claim that living with families is better. Firstly, independent living may induce homesickness and social isolation. To be more specific, young individuals might encounter loneliness, struggle to adapt socially, and feel distanced from crucial support networks, missing familial and friendship bonds. Additionally, the financial implications of living away are considerable, encompassing not only expensive accommodation but also elevated living costs such as utilities and groceries. Consequently, students may resort to part-time employment to navigate these expenses, jeopardizing study commitments and compounding stress. Thus, students contend that the drawbacks of independent living underscore the value of familial support and financial prudence.

In conclusion, considering the discussions mentioned above, living away from home is a double-edged sword. In my perspective, the benefits of this lifestyle significantly surpass its drawbacks. Consequently, fostering this trend could be advantageous for a broader populace.

(332 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH


Trong xã hội hiện đại, một vấn đề quan trọng xoay quanh việc sinh sống của sinh viên trong thời gian học đại học. Trong khi một số người chọn sống cùng gia đình, người khác lại chọn học đại học ở một thành phố khác. Cuộc tranh luận về việc sống xa nhà trong thời gian học đại học mang lại nhiều lợi ích hơn hay không là một vấn đề gây tranh cãi. Trong các đoạn văn sau đây, cả hai quan điểm sẽ được thảo luận, và quan điểm cá nhân của tôi cũng sẽ được đề cập.

Một mặt, một số sinh viên ủng hộ những ưu điểm của việc sống độc lập. Đầu tiên, việc sống một mình buộc họ phải đảm nhận những trách nhiệm mà họ thường tránh ở môi trường quen thuộc, yêu cầu họ học được những kỹ năng sống quan trọng như chuẩn bị bữa ăn lành mạnh và làm sạch không gian sống. Thêm vào đó, phương pháp này dẫn đến khả năng quản lý thời gian hiệu quả, giúp sinh viên cân bằng việc học, công việc nhà và các hoạt động xã hội. Hơn nữa, họ có ý thức trách nhiệm cao, có khả năng đưa ra quyết định tự chủ và giải quyết những thách thức không lường trước. Quan trọng hơn, sống độc lập mở rộng tầm nhìn xã hội, tạo điều kiện cho việc kết nối với bạn bè đến từ các nền văn hóa và quan điểm đa dạng. Điều này không chỉ nuôi dưỡng tình bạn mà còn tạo cơ hội giao tiếp với những người có quan điểm tương đồng.

Mặt khác, những người phản đối quan điểm trên cho rằng sống cùng gia đình là tốt hơn. Đầu tiên, việc sống độc lập có thể gây ra nỗi nhớ nhà và cô đơn. Cụ thể hơn, sinh viên có thể trải qua cảm giác cô đơn, khó khăn trong việc thích ứng xã hội và cảm thấy xa cách với các mạng lưới hỗ trợ quan trọng, thiếu mất mối quan hệ gia đình và tình bạn. Ngoài ra, ảnh hưởng tài chính của việc sống xa nhà là đáng kể, bao gồm không chỉ chi phí chỗ ở đắt đỏ mà còn các chi phí sinh hoạt như tiện ích và thực phẩm tăng cao. Do đó, sinh viên có thể phải làm thêm giờ để đối mặt với những chi phí này, đe dọa cam kết học tập và làm tăng thêm căng thẳng. Do đó, sinh viên cho rằng nhược điểm của việc sống độc lập nhấn mạnh giá trị của sự hỗ trợ gia đình và sự tiết kiệm tài chính.

Tóm lại, xem xét cuộc thảo luận đã nêu trên, việc sống xa nhà có thể xem như một con dao hai lưỡi. Theo quan điểm của tôi, những lợi ích của lối sống này vượt xa nhược điểm của nó. Do đó, việc thúc đẩy xu hướng này có thể mang lại lợi ích cho một cộng đồng rộng lớn.


KEY VOCABULARY 

  • Solitary living (noun phrase): Sống độc lập
  • Compel (verb): Bắt buộc
  • Evade (verb): Tránh né
  • Necessitate (verb): Đòi hỏi
  • Acquisition (noun): Sự đạt được, sự thu được
  • Autonomous (adj): Tự chủ
  • Accountability (noun): Trách nhiệm
  • Familial (adj): Thuộc về gia đình
  • Prudence (noun): Sự thận trọng, sự cẩn thận
  • Populace (noun): Dân chúng, nhân dân
 

IELTS Writing 18/01/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 18/01/2024

 

The chart below shows the percentages of men and women aged 60-64 in employment in four countries, in 1970 and 2000.

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparison where relevant. 

 
 
 

DÀN BÀI

I. Mở Bài

  • Biểu đồ mô tả tỷ lệ việc làm của những người ở độ tuổi 60-64, phân loại theo giới tính, ở bốn quốc gia trong giai đoạn 1970 và 2000.

II. Tổng Quan

  • Xu hướng giảm ở lực lượng lao động nam trong cả bốn quốc gia, vượt xa so với phụ nữ.
  • Bỉ và Nhật Bản giảm ở số liệu của phụ nữ, hai quốc gia còn lại có sự tăng.

III. Thân bài 1

Dữ Liệu Nam Giới Năm 1970 và 2000

  • Nhật Bản cao nhất vào năm 1970 , Bỉ và Úc theo sau 
  • Nhật và Úc giảm
  • Bỉ giảm lớn và trở thành số liệu thấp nhật
  • Mỹ cũng giảm đáng kể

IV. Thân bài 2

Dữ Liệu Phụ Nữ Năm 1970 và 2000

  • Số liệu của phụ nữ nhìn chung luôn ít hơn của năm giới
  • Japan cao nhất vào năm 1970 → giảm ít sau 30 năm
  • Bỉ luôn có số liệu thấp trong 30 năm → giảm 
  • USA có số liệu cao nhì → tăng nhẹ
  • Úc → tăng nhẹ

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The provided chart illustrates the employment rates of individuals aged 60-64, categorized by gender, across four nations during the years 1970 and 2000.

Overall, there was a downward trend in men's workforce participation across all four countries with their statistics always surpassing that of women. Belgium and Japan saw a similar downturn in women's data. Conversely, the remaining two countries witnessed a climb in women's rates.

Looking first at the male data in 1970, Japan recorded the highest percentage at 86%, followed by Belgium and Australia at 79% and 76% in order. Three decades later, the figures in Japan and Australia decreased to 74%, 47%, with a tremendous 60% decline observed in Belgium, ranking as the lowest. Additionally, there was also a considerable fall in the USA to 55% in 2000. 

Turning to employed women aged 60-64, their percentages were notably inferior in comparison to their male counterparts. In 1970, Japan led with 43% of females in employment, experiencing a subsequent decline of 3% within 30 years. Belgium,  at the bottom of the chart during the given timeframe, also saw a 1% reduction. Nevertheless, the USA, the second-highest, and Australia both showed marginal increases to 39% and 18%, respectively, in 2000.

(201 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH

Biểu đồ minh họa tỷ lệ việc làm của những người ở độ tuổi 60-64, được phân loại theo giới tính, ở bốn quốc gia trong những năm 1970 và 2000.

Nhìn chung, xu hướng giảm xuất hiện ở lực lượng lao động của nam giới ở tất cả bốn quốc gia với số liệu của nam giới luôn nhiều hơn tỷ lệ của phụ nữ. Bỉ và Nhật Bản có một sự giảm tương tự trong dữ liệu của phụ nữ. Ngược lại, hai quốc gia còn lại ghi nhận sự tăng trưởng trong tỷ lệ của phụ nữ.

Bắt đầu với dữ liệu của nam giới vào năm 1970, Nhật Bản ghi nhận tỷ lệ cao nhất là 86%, tiếp theo là Bỉ và Úc lần lượt là 79% và 76%. Ba thập kỷ sau đó, con số ở Nhật Bản và Úc giảm xuống còn 74% và 47%, trong khi Bỉ chứng kiến một sụt giảm đáng kể là 60%, đứng ở vị trí thấp nhất. Ngoài ra, Mỹ cũng trải qua một sụt giảm đáng kể xuống còn 55% vào năm 2000.

Chuyển sang số liệu của phụ nữ ở độ tuổi 60-64, tỷ lệ của họ thấp đáng kể so với nam giới. Năm 1970, Nhật Bản đứng đầu với 43% phụ nữ tham gia lao động, sau đó giảm 3% trong 30 năm. Bỉ, đứng cuối cùng trong biểu đồ, cũng ghi nhận một giảm 1%. Tuy nhiên, Mỹ, nơi có tỷ lệ cao thứ hai, và Úc đều ghi nhận một tăng nhỏ tới 39% và 18% vào năm 2000.

 
KEY VOCABULARY 
  • Surpass (Verb/Adjective) - Vượt qua, vượt trội
  • Tremendous (Adjective) - dữ dội
  • Inferior (Adjective) - Thấp hơn
  • Marginal increase (Noun/Verb) - Sự tăng ít
  • Notably (Adverb) - Đáng chú ý
 
 


 

   IELTS WRITING TASK 2

Đề bài - ngày 18/01/2024

 

Some people want the government to spend money looking for life on other planets. Others, however, think this is a waste of public money when there are so many problems on earth. Discuss both these views and give your own opinion.

 
 
 

DÀN BÀI

 

I. Mở bài:

  • Chính phủ có nên đầu tư vào nghiên cứu về sự sống ngoài Trái Đất. 
  • Một số nhấn mạnh tiềm năng tiến bộ công nghệ và kinh tế, số khác coi đó là sự lãng phí nguồn lực.
 

II. Thân bài 1
Ưu điểm của đầu tư vào nghiên cứu về sự sống ngoài trái đất:

 
  • Tiến bộ công nghệ, y tế và truyền thông → tạo ra hệ thống truyền thông tiên tiến
  • Tạo nên nguồn việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
  • Khuyến khích hợp tác quốc tế → thu hút đầu tư 
 

III. Thân bài 2 

Nhược điểm của đầu tư vào nghiên cứu về sự sống ngoài trái đất:

 
  • Nguy cơ sử dụng không phù hợp các nguồn tài chính → có những lĩnh vực khác cần sự đầu tư hơn là thám hiểm không gian.
  • Khả năng không phát hiện được điều gì mới → dẫn đến lãng phí nguồn lực nghiên cứu.
 

IV. Kết luận:

  • Nghiên cứu về sự sống ngoài trái đất → nhiều cơ hội, cũng có rủi ro không mong muốn. 
  • Chính phủ cần phải xem xét một cách cẩn thận
 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

There is a contention that the government should invest in the exploration of extraterrestrial life, while others assert that such an endeavor would constitute an inappropriate use of public resources. The following paragraphs will examine both viewpoints and present my personal perspective on the matter.

On the one hand, advocates contend that government investment in space exploration is essential, asserting its potential to stimulate advancements in technology, healthcare, and communication. For instance, advanced communication systems are crucial for the revolutionary improvement of satellite technology and deep space communication. Not only does this facilitate efficient data transmission but it also enhances global connectivity. Moreover, the space industry presents a substantial source of job opportunities, contributing significantly to economic growth. Additionally, fostering international collaborations in space exploration can attract investments from entrepreneurs and researchers, adding further impetus to progress in the field. 

On the other hand, critics may claim that there are inevitable reasons underscoring the possible economic waste of government investment in space exploration. First, channeling excessive financial resources into the space industry may divert funds from other sectors which are requiring immediate attention. For that reason, this reallocation could hinder development in vital areas. Last but not least, despite the potential benefits, there is a possibility of discovering nothing, resulting in an unproductive expedition. Consequently, such outcomes culminate in a loss of time as well as the misuse of research grants in the event of  failure. 

In conclusion, despite being a recent topic which can offer relevant opportunities, space exploration can also bring many notable  drawbacks as well. Therefore,a thoughtful consideration by the government is pivotal before committing to decisions in this sector.

(274 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH 

Có một cuộc tranh luận rằng chính phủ nên đầu tư vào việc khám phá sự sống ngoài trái đất, trong khi những người khác khẳng định rằng nỗ lực này sẽ dẫn đến việc sử dụng không đúng cách nguồn lực công cộng. Những đoạn văn dưới đây sẽ thảo luận cả hai quan điểm và trình bày quan điểm cá nhân của tôi về vấn đề này.

Một mặt thì những người ủng hộ cho rằng việc chính phủ đầu tư vào việc khám phá vũ trụ là cần thiết, nhấn mạnh tiềm năng của nó để thúc đẩy sự tiến bộ trong công nghệ, y tế và giao tiếp. Ví dụ, hệ thống giao tiếp tiên tiến là quan trọng cho sự tiến bộ vượt trội về công nghệ vệ tinh và giao tiếp vũ trụ. Nó không chỉ giúp truyền dữ liệu hiệu quả mà còn tăng cường kết nối toàn cầu. Hơn nữa, ngành công nghiệp vũ trụ mang lại nhiều cơ hội việc làm, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, việc khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc khám phá vũ trụ có thể thu hút đầu tư từ các doanh nhân và nhà nghiên cứu, tiếp thêm động lực cho sự phát triển trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên những người phê phán có thể lập luận rằng có những lý do không thể chối bỏ về nguy cơ lãng phí nguồn lực kinh tế khi chính phủ đầu tư vào việc khám phá vũ trụ. Trước hết, việc chuyển quá nhiều nguồn lực tài chính vào ngành công nghiệp vũ trụ có thể làm chuyển hướng nguồn lực từ các lĩnh vực khác đang cần sự chú ý. Do đó, việc này có thể gây trở ngại cho sự phát triển ở các lĩnh vực quan trọng khác. Cuối cùng, mặc dù có các lợi ích tiềm ẩn, việc này có khả năng không phát hiện được điều gì mới mẻ, dẫn đến thám hiểm vô ích. Hậu quả của việc này là không chỉ làm mất thời gian mà còn là việc sử dụng không đúng chỗ các kinh phí nghiên cứu trong trường hợp thất bại.

Tóm lại, mặc dù khám phá vũ trụ có thể  mang lại nhiều cơ hội, nó cũng mang lại nhiều hạn chế đáng kể. Do đó, việc xem xét cẩn thận của chính phủ trước khi quyết định trong lĩnh vực này là rất quan trọng.

 

KEY VOCABULARY

  • Efficient data transmission (phrase) - Việc truyền dẫn dữ liệu một cách hiệu quả và nhanh chóng.
  • Global connectivity (phrase) - Kết nối toàn cầu
  • Impetus (noun) - Động lực, sự thúc đẩy
  • Inevitable reasons (phrase) - Những lý do không thể tránh khỏi: Các nguyên nhân mà không thể tránh khỏi.
  • Economic waste (phrase) - Việc sử dụng tài nguyên kinh tế một cách không hiệu quả.
  • Divert funds (phrase) - Chuyển đổi  nguồn lực từ một mục đích sang mục đích khác.
  • Hinder development (phrase) - Ngăn chặn sự phát triển: Gây trở ngại hoặc cản trở quá trình phát triển.
  • Unproductive expedition (phrase) - Cuộc thám hiểm không hiệu quả
 
 
 

IELTS Writing 13/01/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 13/01/2024

 

The table shows the number of temporary migrant workers in four countries in 2003 and 2006 and the these workers per 1,000 people in these countries in 2006

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparison where relevant. 

 
 
 
Country 2003 2006 Per 1,000 people 2006
New Zealand 65,000 87,000 21,1
Unitead kingdom 137,000 266,000 4.4
Australia 152,000 219,000 10.7
United States 577,000 678,000 2.3

 

DÀN BÀI

I. Giới thiệu

  • Sự thay đổi về số lượng người lao động di cư tạm thời trong bốn quốc gia từ 2003 đến 2006 và số liệu tương ứng trên mỗi 1000 người dân vào năm 2006.

II. Tổng quan

  • Sự tăng mạnh đáng kể của số liệu trong bốn quốc gia.
  • Australia là quốc gia chiếm vị trí hàng đầu với tỷ lệ người nhập cư cao nhất trên mỗi 1000 người lao động.

III. Thân bài 1

  • Bắt đầu từ năm 2003, người lao động di cư tạm thời ở Hoa Kỳ, với sự vượt trội so với Australia, Vương quốc Anh, và New Zealand.
  • Sự gia tăng đáng kể của Hoa Kỳ trong 3 năm tiếp theo, duy trì vị trí hàng đầu.
  • So sánh sự thay đổi của Australia, Vương quốc Anh, và New Zealand trong cùng giai đoạn.

IV. Thân bài 2

  • So sánh số liệu về người lao động nhập cư trên mỗi 1000 người dân ở New Zealand, Australia, và Vương quốc Anh.
  • Người lao động nhập cư trên mỗi 1000 người dân ở Hoa Kỳ năm 2006 là thấp nhất

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The table provides data on the changes of temporary migrant employee quantities in four nations from 2003 to 2006, along with their corresponding numbers per 1000 people in these countries in 2006.

Overall, there was a noticeable surge in the presence of temporary migrant workers across 4 given nations. It is evident that Australia, in particular, claims the top spot with the highest ratio of migrant employees per 1000 workers.

Commencing with temporary migrant worker statistics in 2003, the United States led with 577,000 employees, surpassing Australia, the United Kingdom, and New Zealand, which reported 152,000, 137,000, and 65,000 workers, respectively. Only in the following 3 years did the United States see a significant increase to 678,000 immigrant employees, maintaining its top position. Likewise, Australia's figure rose to 219,000 but remained lower than that of the United Kingdom which was 266,000. Meanwhile, in New Zealand, there was a slight rise to 87,000.

Turning to the figures for these workers per 1,000 residents in 2006, New Zealand reported the highest statistics at 21.1. Australia and the United Kingdom followed, with figures of 10.7 and 4.4, respectively. In contrast, the United States had the lowest number of these workers per 1,000 inhabitants, standing at 2.3.

(217 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH

Bảng biểu cung cấp dữ liệu về sự thay đổi về số lượng lao động di cư tạm thời ở bốn quốc gia từ năm 2003 đến năm 2006, cùng với số lượng tương ứng của họ trên mỗi 1000 người dân trong những nước này vào năm 2006.

Nói chung, có một sự tăng đáng kể về sự hiện diện của công nhân di cư tạm thời ở 4 quốc gia đã cho.  Đặc biệt là Úc đứng đầu với tỷ lệ công nhân nhập cư cao nhất trên mỗi 1000 người lao động.

Bắt đầu với số liệu về công nhân di cư tạm thời năm 2003, Hoa Kỳ dẫn đầu với 577.000 nhân viên, vượt qua Úc, Anh và New Zealand, lần lượt là 152.000, 137.000 và 65.000 công nhân. Chỉ trong 3 năm sau đó, Hoa Kỳ mới có một sự tăng đáng kể lên 678.000 nhân viên nhập cư, giữ vững vị trí hàng đầu. Tương tự, con số của Úc tăng lên 219.000 nhưng vẫn thấp hơn so với Anh là 266.000. Trong khi đó, ở New Zealand, có một sự tăng nhẹ lên 87.000.

Chuyển sang số liệu về những người này trên mỗi 1.000 cư dân vào năm 2006, New Zealand báo cáo con số cao nhất là 21,1. Úc và Anh theo sau, với con số là 10,7 và 4,4, tương ứng. Ngược lại, Hoa Kỳ có số lượng thấp nhất của những người này trên mỗi 1.000 cư dân, với 2,3.

 

KEY VOCABULARY 

 
  • Surge (Noun): sự tăng
  • Ratio (Noun): tỷ lệ phần trăm
  • Statistics (Noun): số liệu
  • In contrast (Phrase): mặt khác
  • Inhabitants (Noun): dân cư
 
 


 

   IELTS WRITING TASK 2

Đề bài - ngày 13/01/2024

 

It is a natural process that animal species such as dinosaurs become extinct. There is no reason for people to prevent this from happening. To what extent do you agree or disagree?

 
 

 

DÀN BÀI

I. Mở Bài:

  • Nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật là một hiện tượng tự nhiên, không cần thiết phải bảo vệ.
  • Quan điểm cá nhân nghiên việc sự quan trọng của việc ngăn chặn tuyệt chủng của động vật

II. Thân bài 1

  • Không đồng ý → tuyệt chủng → gây ra bởi hoạt động của con người, như phá hủy môi trường sống, biến đổi khí hậu và săn bắn quá mức.
  • Đe dọa toàn bộ hệ sinh thái → nguy cơ sụp đổ tiềm ẩn.
  • Ví dụ, sự biến mất của các loài → ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn ⇒ mất cân bằng trong hệ sinh thái.
  • Do đó, con người → chịu trách nhiệm →  giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của họ đối với thế giới tự nhiên.

III. Thân bài 2

  • Một số ý kiến phản đối →  Nỗ lực bảo tồn đòi hỏi nguồn lực lớn có thể được sử dụng cho các khác → cải thiện cuộc sống của con người hơn là bảo tồn các loài không có lợi ích.
  • Tuy nhiên, sự phụ thuộc của con người vào đa dạng sinh học vẫn quan trọng.
  • Những lợi ích kinh tế → từ hệ sinh thái và nguồn lực quan trọng cho y học và như nguồn thực phẩm
  • Bảo vệ tất cả các hình thức sống → đóng góp vào vẻ đẹp tự nhiên → là một giá trị quan trọng.

IV. Kết Luận:

  • Không đồng ý với quan điểm trên.
  • Mỗi cá nhân → có trách nhiệm lớn trong việc ngăn chặn sự biến mất của các giống loài

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

In contemporary society, one issue revolves around the endangerment of animal species. While a segment of the population contends that the vanishing of fauna is a natural occurrence, asserting that there is no imperative to safeguard these species, I maintain the viewpoint that preventing extinction holds significance. This essay will shed light on some causes for my perspective.

One of the strongest reasons as to why I am in disagreement with the statement is that accelerated extinction is being caused by human activities, such as habitat destruction, climate change, and overhunting. There is no denying that not only do these actions pose a threat to the entire ecosystem but they also trigger potential collapse. For example, the loss of species disrupts the food chain, leading to ecosystem imbalance. As a consequence, the inevitable domino effect of such devastating disruptions can result in further extinctions and unforeseen consequences. Therefore, residents bear the responsibility of minimizing their negative impacts on the natural world. 

Critics may argue that conservation efforts demand substantial resources that could be allocated to other priorities, prompting the suggestion that the focus should shift towards improving human lives rather than conserving potentially non-advantageous species. Nevertheless, human reliance on biodiversity remains paramount. To be more specific, people can derive economic benefits from the natural world through indispensable ecosystem resources for medicine and sustenance, not to mention the unexplored species harboring potential cures for diseases or valuable genetic material contributing significantly to the medical possibilities. Last but not least, protecting all life forms for their inherent worth and contribution to nature's beauty is an intrinsic value as well.

In conclusion, due to the uncertainties arising from the aforementioned discussions, the disruption of ecosystems and humanity's dependence on biodiversity constitute the grounds for my disagreement with the contention. Hence, individuals should take on a greater responsibility in averting the eradication of living beings.

(311 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH

Trong xã hội hiện đại, một vấn đề quan trọng đang xoay quanh nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật. Mặc dù nhiều người cho rằng một số loài bị tuyệt chủng là một hiện tượng tự nhiên và không cần thiết phải bảo vệ những loài này, nhưng tôi khẳng định rằng việc ngăn chặn sự tuyệt chủng đó mang ý nghĩa quan trọng. Bài viết này sẽ đề cập đến một số nguyên nhân để minh họa quan điểm của tôi.

Một trong những lý do mạnh mẽ khiến tôi không đồng ý với quan điểm trên là sự tăng nhanh của sự tuyệt chủng do hoạt động của con người, bao gồm phá hủy môi trường sống, biến đổi khí hậu và săn bắt quá mức. Không thể phủ nhận rằng những hành động này không chỉ đe dọa toàn bộ hệ sinh thái mà còn gây ra nguy cơ sụp đổ tiềm ẩn. Ví dụ, việc một số loài bị tuyệt chủng gây đứt đoạn chuỗi thức ăn, dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ sinh thái. Như một hậu quả, tác động dãn dài không tránh khỏi của những sự đảo lộn này có thể dẫn đến sự tuyệt chủng tiếp theo và những hậu quả không lường trước. Do đó, con người chịu trách nhiệm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của họ đối với thế giới tự nhiên.

Những người không đồng ý có thể lập luận rằng các nỗ lực bảo tồn đòi hỏi nguồn lực lớn mà có thể được chia sẻ cho các ưu tiên khác, và đề xuất rằng nên chuyển hướng đến việc cải thiện cuộc sống con người thay vì bảo tồn những loài có thể không mang lại lợi ích. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của con người vào sự đa dạng sinh học vẫn cực kỳ quan trọng. Cụ thể hơn, con người có thể thu được lợi ích kinh tế từ thế giới tự nhiên qua các hệ sinh thái không thể thiếu và nguồn lực quan trọng cho y học và sinh dưỡng. Chưa kể đến những loài chưa được khám phá mang lại tiềm năng chữa trị cho bệnh tật hoặc vật liệu gen quý giá, đóng góp đáng kể vào khả năng y học. Cuối cùng, việc bảo vệ mọi hình thức sống vì giá trị của chúng và đóng góp vào vẻ đẹp tự nhiên là một giá trị quan trọng.

Tóm lại, xuất phát từ những thảo luận đã nêu trên, sự đảo lộn của hệ sinh thái và sự phụ thuộc của con người vào sự đa dạng sinh học là cơ sở cho sự không đồng ý của tôi với quan điểm trên. Do đó, mỗi cá nhân nên đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong việc ngăn chặn sự tuyệt chủng của các giống loài.


KEY VOCABULARY

 

  • Endangerment (n): tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Imperative (n/adj): quan trọng, cần thiết
  • Extinction (n): trạng thái hoặc quá trình ngừng tồn tại.
  • Fauna (n): động vật 
  • Eradication (n): sự tiêu diệt hoặc xóa sổ hoàn toàn cái gì đó.
  • Domino Effect (n): một chuỗi phản ứng trong đó một sự kiện gây ra một loạt các sự kiện tương tự.
  • Non-advantageous (adj): không có lợi ích 
  • Indispensable (adj): tuyệt đối cần thiết hoặc quan trọng.
  • Sustenance (n): nguồn thực phẩm
  • Intrinsic (adj): thuộc về bản chất, thiết thực.
 
 
 
Bài mẫu IELTS Writing Tháng 01/2024
 

IELTS Writing 06/01/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 06/01/2024

 

The graph below shows how recycle paper is made.

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparison where relevant. 

 
 

Y4s-RQqbHnCkhQNIOCLS32wi6K-ayy3tIEQ4t6QN

DÀN BÀI

  1. Mở bài

  • Những giai đoạn chính trong quá trình tái chế giấy đã sử dụng.
     
  1. Tổng quan

  • Gồm bốn giai đoạn quan trọng, bắt đầu từ việc tạo nên giấy bột và kết thúc ở sản phẩm cuối cùng.
     
  1. Thân bài

  • Giấy đã sử dụng được → chuyển qua băng chuyền → pha trộn với nước và hóa chất →  bột giấy. 
  • Bột giấy → được lọc nhằm loại bỏ tạp chất
  • Chiết xuất mực → được thực hiện bằng cách → nước, xà phòng, và được hỗ trợ bởi sự bơm khí.
  • Bột giấy sạch  → được nén thông qua các con lăn nóng → thành cuộn giấy.
  • Nước dư thừa được đẩy ra ngoài → tăng tốc quá trình làm khô sản phẩm cuối cùng.​ 

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The given illustration depicts key stages involved in the process of how used paper is recycled. 

Overall, the recycling of waste paper has four essential phases, starting with making paper pulp with water and chemicals, and culminating in rolling the clean pulp into final products.

Commencing with the pulp-making stage, waste paper is transported through a conveyor belt into a mixture of water and chemicals in order to be decomposed into paper pulp. It is only after this step that the unfiltered pulp is strained with the purpose of removing impurities or unwanted elements. When the pulp has been filtered, the complete extraction of ink is achieved as the paper pulp undergoes a purification process involving water, soap, and assisted by the propulsion of an air pump. The final stage begins when the clean pulp is compressed through heated rollers into paper rolls. Concurrently, all the excess water is propelled outside, accelerating the drying of the final products. 

(157 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Hình minh họa cho thấy các giai đoạn chính trong quá trình tái chế giấy đã qua sử dụng.

Nhìn chung, việc tái chế giấy loại có bốn giai đoạn nổi bật, bắt đầu từ việc tạo bột giấy từ nước và hóa chất, và kết thúc bằng việc cuộn bột giấy sạch thành sản phẩm cuối cùng.

Bắt đầu từ giai đoạn làm bột giấy, giấy loại được chuyển qua băng tải vào một hỗn hợp nước và hóa chất để phân hủy thành bột giấy. Chỉ ngay sau bước này, bột giấy chưa được lọc được gạn để loại bỏ tạp chất hoặc các thành phần không mong muốn. Khi bột giấy đã được lọc, việc chiết xuất mực được thực hiện khi bột giấy trải qua quá trình làm sạch bằng nước, xà phòng, và được hỗ trợ bởi lực đẩy của máy bơm khí. Giai đoạn cuối cùng là khi bột giấy sạch được nén thông qua các trục cuộn nhiệt thành cuộn giấy. Đồng thời, toàn bộ nước dư được đẩy ra ngoài, làm tăng tốc quá trình làm khô sản phẩm cuối cùng.

 

KEY VOCABULARY 

  • Commence (verb) - bắt đầu
  • Decompose (verb) - phân hủy
  • Strain (verb) - lọc
  • Propulsion (noun) - sự đẩy đi
  • Culminate in (verb) - kết thúc ở
  • Concurrently (adverb) - đồng thời
  • Accelerate (verb) - tăng tốc

 

 


 

   IELTS WRITING TASK 2

ĐỀ BÀI - ngày 06/01/2024

 

Nowadays, as role models, famous people have increasing influence on the young. Is it a positive or negative development?

 
 

 

DÀN BÀI

I. Mở bài

  • Tác động của người nổi tiếng đối với thanh thiếu niên
  • Thể hiện quan điểm cá nhân đối với hai mặt của vấn đề

II. Thân bài 1

Người ủng hộ tin rằng người nổi tiếng có thể tác động tích cực đến thanh thiếu niên

A. Truyền động lực

  • Là nguồn động viên và truyền cảm hứng
  • Vượt qua khó khăn để đạt được thành công
  • Khuyến khích thanh thiếu niên theo đuổi giấc mơ và tin vào khả năng của bản thân.

B. Mang lại các giá trị tích cực

  • Thúc đẩy giá trị tích cực như lòng nhân ái, lòng tốt và ý thức môi trường
  • Ví dụ: Nữ diễn viên Emma Watson, Đại sứ Tốt nghiệp UN Women,  ủng hộ giáo dục cho phụ nữ, truyền cảm hứng cho thanh thiếu niên tham gia vào hoạt động xã hội và đấu tranh cho sự thay đổi.

III. Thân bài 2

Người phản đối cho rằng tác động của người nổi tiếng mang nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

  1. Tạo kỳ vọng không thực tế đối với thanh thiếu niên

  • Hình ảnh của họ thường được chỉnh sửa ảnh một cách kỹ lưỡng
  • Tạo áp lực về vẻ ngoại hình hoàn hảo.
  1. Tập trung quá mức vào giàu có, xa xỉ

  • Lối sống xa xỉ có thể khiến thanh thiếu niên trở nên đam mê vật chất và bỏ qua sự phát triển cá nhân và các mối quan hệ xung quanh.

C. Các mối nguy hại từ sự bắt chước

  • Mù quáng bắt chước thần tượng, làm thiếu tính sáng tạo và khiến bản thân đi theo những thói quen có hại của người nổi tiếng.

IV. Kết luận

 

  • Tác động của người nổi tiếng là một thanh gươm hai lưỡi.
  • Quan điểm cá nhân: ủng hộ rằng những lợi ích của khuynh hướng này

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

 

One of the widely concerned issues in today’s society is the impact that celebrities have on adolescents. The question whether they should be considered role models for the youth or not is a controversial one. In the following paragraphs, both views of the argument will be discussed , and my perspective will also be given. 

 

On the one hand, advocates of famous people believe that they may affect youngsters in positive ways. To begin with, they can act as motivation and inspiration for teenagers. This is because they have overcome challenges to achieve success. Therefore, their stories about their achievement can be a huge encouragement for young people to pursue their own dreams and believe in their potential. In addition, not only do celebrities help to foster the younger generation's ambition but they also change their views about positive values. It is true that many renowned people actively promote positive values, such as kindness, empathy and environmental consciousness which can have an impact on teenagers' characteristics. For instance, Emma Watson, who is a UN women Goodwill Ambassador, has tirelessly advocated for girls' education, which inspires young people to become active citizens and fight for change.

 

On the other hand, opponents of the aforementioned view claim that there are plenty of negative aspects of celebrity influence. Firstly,  it fosters unrealistic expectations among younger generations. To be more specific, their images,  in the contemporary context, are meticulously photoshopped which are usually misunderstood by many individuals and put them under pressure about physical perfection. Therefore, they strive for unattainable beauty standards, resulting in potential harm to their well-being. Beside that, some well-known faces focus heavily on wealth, luxury and extravagant lifestyles such as expensive cars and lavish vacations.  As the youth look up to the successful ones, some may potentially imitate everything from their admired ones. This blind imitation will not only cause a lack of critical thinking, but also will make unconscious people force themselves to pursue the harmful habits of celebrities. 

 

In conclusion, from the discussions presented above, the influences of famous people on the youth are a double-edged sword. However, I am more inclined to the view that its relevant benefits are of more vital significance as long as they know what positive aspects they should follow.

 

(376 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH

Một trong những vấn đề được quan tâm rộng rãi trong xã hội ngày nay là ảnh hưởng của người nổi tiếng lên nhóm tuổi vị thành niên. Câu hỏi về việc liệu họ có nên được coi là hình mẫu cho giới trẻ hay không là một vấn đề gây tranh cãi. Trong bài luận sau đây, cả hai quan điểm trong cuộc tranh luận sẽ được thảo luận, và quan điểm của tôi cũng sẽ được đưa ra.

Một mặt, những người ủng hộ những người nổi tiếng tin rằng họ có thể ảnh hưởng tích cực đến các thanh thiếu niên. Đầu tiên, họ có thể là nguồn động viên và cảm hứng cho thanh thiếu niên. Điều này là bởi vì họ đã vượt qua những thách thức để đạt được thành công. Do đó, câu chuyện về thành công của họ có thể là động lực lớn cho các bạn trẻ theo đuổi ước mơ của riêng mình và tin vào tiềm năng của mình. Hơn nữa, những người nổi tiếng không chỉ giúp thúc đẩy lòng tham vọng của thế hệ trẻ mà họ cũng thay đổi quan điểm của họ về những giá trị tích cực. Nhiều người nổi tiếng đang quảng bá những giá trị tích cực, như lòng tử tế, sự đồng cảm và ý thức về môi trường có thể ảnh hưởng đến tính cách của tuổi teen. Ví dụ, Emma Watson, người là Đại sứ Thiện chí của Liên Hợp Quốc về phụ nữ, đã không ngừng ủng hộ việc giáo dục cho phái nữ, điều này truyền cảm hứng cho các bạn trẻ trở thành công dân tích cực và chiến đấu cho sự thay đổi.

Mặt khác, những người phản đối quan điểm trên cho rằng có rất nhiều khía cạnh tiêu cực của ảnh hưởng từ người nổi tiếng. Đầu tiên, nó thúc đẩy kỳ vọng không thực tế trong thế hệ trẻ. Cụ thể hơn, hình ảnh của họ, trong ngữ cảnh hiện đại, thường được chỉnh sửa cẩn thận bằng photoshop mà thường bị hiểu lầm bởi nhiều người và đặt họ dưới áp lực về vẻ ngoại hình hoàn hảo. Do đó, họ cố gắng đạt đến các tiêu chuẩn vẻ đẹp không thể đạt được, dẫn đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe của họ. Ngoài ra, một số gương mặt nổi tiếng tập trung mạnh mẽ vào sự giàu có, xa xỉ và lối sống xa hoa như ô tô sang trọng và kỳ nghỉ xa hoa. Khi thanh thiếu niên ngưỡng mộ những người thành công, một số có thể bắt chước mọi thứ từ những người họ ngưỡng mộ. Việc bắt chước mù quáng này không chỉ gây ra việc thiếu suy nghĩ phản biện mà còn khiến những người trẻ tự ép bản thân mình làm theo các thói quen có hại của người nổi tiếng.

Tóm lại, từ những thảo luận được đưa ra ở trên, ảnh hưởng của những người nổi tiếng đối với tuổi trẻ là một con dao hai lưỡi. Tuy nhiên, tôi hướng tới quan điểm rằng những lợi ích liên quan của nó có ý nghĩa quan trọng hơn.

 

KEY VOCABULARY

 

  • Widely concerned (adjective) - Quan tâm rộng rãi 
  • Controversial (adjective) - Gây tranh cãi
  • Perspective (noun) - Quan điểm
  • Advocates (noun) - Người ủng hộ
  • Ambition (noun) - Tham vọng
  • Renowned (adjective) - Nổi tiếng, danh tiếng
  • Tirelessly (adverb) - Một cách không mệt mỏi
  • Extravagant (adverb) - Khác thường
  • Double-edged sword (idiom) - Con dao hai lưỡi
  • Inclined to the view (phrase) - Nghiêng về quan điểm

 

 

 

IELTS Writing 03/02/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 03/02/2024

 

The graph below shows the percentage of australian exports to 4 countries from 1990 to 2012

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparison where relevant. 

 
 

 

DÀN BÀI

 

I. Mở Bài :

  • Biểu đồ thể hiện dữ liệu thống kê về xuất khẩu của Úc đến bốn quốc gia khác nhau từ năm 1990 đến 2012.

II. Tổng Quan:

  • Số liệu xuất khẩu đến Trung Quốc và Ấn Độ có chiều hướng tăng.
  • Ngược lại, xu hướng giảm xuất hiện ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, với Nhật Bản ban đầu giữ tỷ lệ xuất khẩu cao nhất.

III. Thân Bài 1:

a. Năm 1990:

  • Tỷ lệ xuất khẩu đến Nhật Bản chiếm đa số (26%).
  • Hoa Kỳ và Trung Quốc lần lượt chiếm 11% và 3%.
  • Ấn Độ chiếm khoảng 1% tổng số nhập khẩu từ Úc.

b. Phát Triển Trong Tỷ Lệ Xuất Khẩu ở Nhật và Trung Quốc:

  • Tỷ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản giảm dần, giảm 9% vào 2010 và ổn định đến 2012.
  • Xuất khẩu đến Trung Quốc tăng đột ngột lên 24%, chiếm vị trí cao nhất vào năm 2012.

IV. Thân Bài 2:

a. Ở Ấn Độ:

  • Tỷ lệ xuất khẩu duy trì ổn định trong 10 năm đầu tiên.
  • Tăng đến 7% vào 2010, sau đó giảm nhẹ xuống 5% sau 2 năm.

b. Tại Hoa Kỳ:

  • Số liệu biến động đều theo xu hướng giảm, đạt 7% vào cuối kỳ.

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The presented line graph illustrates the statistical data pertaining to Australian exports to four distinct nations between 1990 and 2012.

Overall, There were upward trends in the export figures to China and India. Conversely, contrasting tendencies were evident in the United States and Japan, with the latter initially holding the highest share of exports at the beginning of the period

In 1990, Japan dominated the statistics with a substantial  share of approximately 26%, followed by the figures for the US and China, at just around 11% and 3% respectively. Meanwhile, India accounted for nearly 1% of imports from Australia during this period. Over the duration of the time frame, the percentage of exports to Japan witnessed a gradual decline, dropping by 9% in 2010 before stabilizing until 2012. In contrast, there was a remarkable surge of 24% in China's figures, securing the highest position among the four countries in 2012.

Regarding India, the rate of exports to this country remained relatively unchanged for the first 10 years prior to growing to peak at 7% in 2010 and then reducing slightly to 5% after 2 years.  US figures, however,  varied consistently in a downward trend, reaching 7% at the end of the period.

 

(202 words - Written by Việt Úc)

 

 

BÀI DỊCH

Biểu đồ thể hiện dữ liệu thống kê liên quan đến xuất khẩu của Úc đến bốn quốc gia khác nhau từ năm 1990 đến 2012.

Nhìn chung, số liệu trong việc xuất khẩu đến Trung Quốc và Ấn Độ có xu hướng tăng. Ngược lại, xu hướng giảm xuất hiện ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, với Nhật Bản ban đầu giữ tỷ lệ xuất khẩu cao nhất.

Vào năm 1990, tỷ lệ xuất khẩu đến Nhật Bản chiếm đa số với khoảng 26%, tiếp theo là Hoa Kỳ và Trung Quốc, lần lượt ở mức 11% và 3%. Trong khi đó, Ấn Độ chiếm khoảng 1% của tổng số nhập khẩu từ Úc trong khoảng thời gian này. Trong suốt khoảng thời sau đó, tỷ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản đã trải qua một sự giảm dần, với mức giảm 9% vào năm 2010 trước khi ổn định đến năm 2012. Ngược lại, có một sự tăng đáng kể lên đến 24% trong con số xuất khẩu đến Trung Quốc, chiếm vị trí cao nhất giữa bốn quốc gia vào năm 2012.

Ở Ấn Độ, tỷ lệ xuất khẩu tới đất nước này duy trì ổn định trong 10 năm đầu tiên trước khi tăng đến 7% vào năm 2010 và sau đó giảm nhẹ xuống 5% sau 2 năm. Số liệu của Hoa Kỳ, tuy nhiên, giao động một cách đều đặn theo xu hướng giảm, đạt 7% vào cuối kỳ.

 

KEY VOCABULARY 

  • Distinct (adjective) - Rõ ràng khác biệt 
  • Conversely (adverb) - Ngược lại
  • Gradual decline (noun phrase) - Sự giảm dần dần theo thời gian
  • Surge (noun) - Sự tăng mạnh và đột ngột
  • Peak at (verb phrase) - Đạt đỉnh điểm
 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 03/02/2024

 

In many countries today, if people want to find work, they have to move away from their friends and their families.

Do you think the advantages of this development outweigh the disadvantages?

 
 

DÀN BÀI


I. Mở Bài:

  • Nêu vấn đề của việc di cư để làm việc và cuộc tranh luận về lợi ích và nhược điểm.
  • Xem xét cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến cá nhân.

II. Thân Bài 1:
Ưu điểm của việc sống xa gia đình

  • Cơ hội việc làm tốt hơn cho những người từ vùng nông thôn.

Di cư đến đô thị mang lại cơ hội thăng tiến và thu nhập cao.

  • Mở rộng tầm nhìn qua việc khám phá thế giới

Tạo mới mối quan hệ và trải nghiệm văn hóa đa dạng.

III. Thân Bài 2:
Nhược điểm của việc sống xa gia đình

  • Thiếu hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Tình trạng không có ai để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.
Gặp tình trạng căng thẳng tâm lý do nhớ nhà hoặc áp lực công việc.

  • Thách thức tài chính với chi phí sinh hoạt tăng cao

Hạn chế khả năng tiết kiệm tiền giữa các chi phí cần thiết.

IV. Kết Luận:

  • So sánh ưu và nhược điểm,
  • Ưu điểm về cơ hội việc làm và trải nghiệm đa dạng vượt trội hơn nhược điểm.

 


SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

In contemporary society, the widespread challenge of individuals relocating from familiar circles for employment sparks a debate on whether the benefits of working away from home outweigh the drawbacks. This essay will delve into both perspectives on this matter, exploring the advantages and disadvantages and presenting my viewpoint.

On the one hand, proponents of living away from family argue that it leads to enhanced job prospects. This is because a large number of individuals from rural areas often face challenges securing desirable jobs, necessitating migration to urban centers for career advancement as well as higher positions, and increased remuneration. Furthermore, only by residing away from familiar surroundings, can their horizons be gradually broadened by exploring the world as they are able to form new friendships and immerse themselves in diverse cultures.

On the other hand, opponents of the given viewpoint claim  that people should prioritize living with their families. First of all, the absence of familial and social support when residing away from home is emphasized, resulting in a lack of companionship to share joys and sorrows. Consequently, individuals facing homesickness or work-related stress may experience heightened emotional distress. Additionally, rising living costs also pose a financial challenge, limiting the ability to save money amidst essential expenditures such as accommodation, food, and transportation.

To conclude, the phenomenon of living away from home is acknowledged as a double-edged sword. As far as I am concerned, the advantages which include increased job opportunities and an exposure to diverse experiences of this development far surpass its disadvantages. Consequently, the popularity of this trend is encouraged.

(262 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH

Trong xã hội đương đại, thách thức dành cho những người xa quê để tới nơi khác làm việc đang tạo nên một cuộc tranh luận về việc liệu lợi ích của việc đi làm ở xa nhà có vượt trội hơn nhược điểm hay không. Bài viết này sẽ xem xét cả hai quan điểm về vấn đề này, và trình bày ý kiến của tôi.

Về một mặt, những người ủng hộ việc sống xa gia đình cho rằng nó mang lại cơ hội việc làm tốt hơn. Điều này bởi vì một số lượng lớn những người từ vùng nông thôn thường gặp khó khăn trong việc có được công việc mong muốn, buộc họ phải di cư đến các trung tâm đô thị để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như đạt được các vị trí cao hơn và thu nhập cao tốt. Hơn nữa, với việc rời khỏi vùng an toàn, họ mới có thể mở rộng tầm nhìn dần dần thông qua việc khám phá thế giới, tạo ra những mối quan hệ mới và trải nghiệm các văn hóa khác nhau.

Mặt khác, những người phản đối quan điểm trên cho rằng mọi người nên ưu tiên sống cùng gia đình. Trước hết, họ nhấn mạnh nếu thiếu vắng hỗ trợ từ gia đình khi sống xa nhà, mọi người có thể gặp phải tình trạng không có bạn bè để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Do đó, những người đối mặt với nỗi nhớ nhà hoặc căng thẳng từ công việc có thể trải qua tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cũng đặt ra thách thức về mặt tài chính, làm cho tiết kiệm tiền giữa những chi phí cần thiết như chỗ ở, thức ăn và đi lại trở nên khó khăn hơn.

Tóm lại, việc sống xa nhà được xem như vừa có lợi vừa có hại. Theo quan điểm của tôi, ưu điểm của việc này với các cơ hội việc làm tốt và tăng cường trải nghiệm vượt xa nhược điểm của nó. Do đó, xu hướng này nên được khuyến khích.


KEY VOCABULARY 

  • Familiar circles (adjective + noun): Nhóm mà một người quen thuộc.
  • Delve into (verb): Nghiên cứu.
  • Job prospects (adjective + noun): Cơ hội nghề nghiệp.
  • Career advancement (noun): Sự tiến triển trong sự nghiệp.
  • Remuneration (noun): Tiền lương.
  • Emotional distress (adjective + noun): Tổn thương tâm lý.
  • Essential expenditures (adjective + noun): Chi tiêu cần thiết.

CÙNG THAM KHẢO THÊM CÁC DẠNG ĐỀ THI TRƯỚC

IELTS Writing 03/02/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 03/02/2024

 

The graph below shows the percentage of australian exports to 4 countries from 1990 to 2012

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparison where relevant. 

 
 

 

DÀN BÀI

 

I. Mở Bài :

  • Biểu đồ thể hiện dữ liệu thống kê về xuất khẩu của Úc đến bốn quốc gia khác nhau từ năm 1990 đến 2012.

II. Tổng Quan:

  • Số liệu xuất khẩu đến Trung Quốc và Ấn Độ có chiều hướng tăng.
  • Ngược lại, xu hướng giảm xuất hiện ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, với Nhật Bản ban đầu giữ tỷ lệ xuất khẩu cao nhất.

III. Thân Bài 1:

a. Năm 1990:

  • Tỷ lệ xuất khẩu đến Nhật Bản chiếm đa số (26%).
  • Hoa Kỳ và Trung Quốc lần lượt chiếm 11% và 3%.
  • Ấn Độ chiếm khoảng 1% tổng số nhập khẩu từ Úc.

b. Phát Triển Trong Tỷ Lệ Xuất Khẩu ở Nhật và Trung Quốc:

  • Tỷ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản giảm dần, giảm 9% vào 2010 và ổn định đến 2012.
  • Xuất khẩu đến Trung Quốc tăng đột ngột lên 24%, chiếm vị trí cao nhất vào năm 2012.

IV. Thân Bài 2:

a. Ở Ấn Độ:

  • Tỷ lệ xuất khẩu duy trì ổn định trong 10 năm đầu tiên.
  • Tăng đến 7% vào 2010, sau đó giảm nhẹ xuống 5% sau 2 năm.

b. Tại Hoa Kỳ:

  • Số liệu biến động đều theo xu hướng giảm, đạt 7% vào cuối kỳ.

 

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

The presented line graph illustrates the statistical data pertaining to Australian exports to four distinct nations between 1990 and 2012.

Overall, There were upward trends in the export figures to China and India. Conversely, contrasting tendencies were evident in the United States and Japan, with the latter initially holding the highest share of exports at the beginning of the period

In 1990, Japan dominated the statistics with a substantial  share of approximately 26%, followed by the figures for the US and China, at just around 11% and 3% respectively. Meanwhile, India accounted for nearly 1% of imports from Australia during this period. Over the duration of the time frame, the percentage of exports to Japan witnessed a gradual decline, dropping by 9% in 2010 before stabilizing until 2012. In contrast, there was a remarkable surge of 24% in China's figures, securing the highest position among the four countries in 2012.

Regarding India, the rate of exports to this country remained relatively unchanged for the first 10 years prior to growing to peak at 7% in 2010 and then reducing slightly to 5% after 2 years.  US figures, however,  varied consistently in a downward trend, reaching 7% at the end of the period.

 

(202 words - Written by Việt Úc)

 

 

BÀI DỊCH

Biểu đồ thể hiện dữ liệu thống kê liên quan đến xuất khẩu của Úc đến bốn quốc gia khác nhau từ năm 1990 đến 2012.

Nhìn chung, số liệu trong việc xuất khẩu đến Trung Quốc và Ấn Độ có xu hướng tăng. Ngược lại, xu hướng giảm xuất hiện ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, với Nhật Bản ban đầu giữ tỷ lệ xuất khẩu cao nhất.

Vào năm 1990, tỷ lệ xuất khẩu đến Nhật Bản chiếm đa số với khoảng 26%, tiếp theo là Hoa Kỳ và Trung Quốc, lần lượt ở mức 11% và 3%. Trong khi đó, Ấn Độ chiếm khoảng 1% của tổng số nhập khẩu từ Úc trong khoảng thời gian này. Trong suốt khoảng thời sau đó, tỷ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản đã trải qua một sự giảm dần, với mức giảm 9% vào năm 2010 trước khi ổn định đến năm 2012. Ngược lại, có một sự tăng đáng kể lên đến 24% trong con số xuất khẩu đến Trung Quốc, chiếm vị trí cao nhất giữa bốn quốc gia vào năm 2012.

Ở Ấn Độ, tỷ lệ xuất khẩu tới đất nước này duy trì ổn định trong 10 năm đầu tiên trước khi tăng đến 7% vào năm 2010 và sau đó giảm nhẹ xuống 5% sau 2 năm. Số liệu của Hoa Kỳ, tuy nhiên, giao động một cách đều đặn theo xu hướng giảm, đạt 7% vào cuối kỳ.

 

KEY VOCABULARY 

  • Distinct (adjective) - Rõ ràng khác biệt 
  • Conversely (adverb) - Ngược lại
  • Gradual decline (noun phrase) - Sự giảm dần dần theo thời gian
  • Surge (noun) - Sự tăng mạnh và đột ngột
  • Peak at (verb phrase) - Đạt đỉnh điểm
 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 03/02/2024

 

In many countries today, if people want to find work, they have to move away from their friends and their families.

Do you think the advantages of this development outweigh the disadvantages?

 
 

DÀN BÀI


I. Mở Bài:

  • Nêu vấn đề của việc di cư để làm việc và cuộc tranh luận về lợi ích và nhược điểm.
  • Xem xét cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến cá nhân.

II. Thân Bài 1:
Ưu điểm của việc sống xa gia đình

  • Cơ hội việc làm tốt hơn cho những người từ vùng nông thôn.

Di cư đến đô thị mang lại cơ hội thăng tiến và thu nhập cao.

  • Mở rộng tầm nhìn qua việc khám phá thế giới

Tạo mới mối quan hệ và trải nghiệm văn hóa đa dạng.

III. Thân Bài 2:
Nhược điểm của việc sống xa gia đình

  • Thiếu hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Tình trạng không có ai để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.
Gặp tình trạng căng thẳng tâm lý do nhớ nhà hoặc áp lực công việc.

  • Thách thức tài chính với chi phí sinh hoạt tăng cao

Hạn chế khả năng tiết kiệm tiền giữa các chi phí cần thiết.

IV. Kết Luận:

  • So sánh ưu và nhược điểm,
  • Ưu điểm về cơ hội việc làm và trải nghiệm đa dạng vượt trội hơn nhược điểm.

 


SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

In contemporary society, the widespread challenge of individuals relocating from familiar circles for employment sparks a debate on whether the benefits of working away from home outweigh the drawbacks. This essay will delve into both perspectives on this matter, exploring the advantages and disadvantages and presenting my viewpoint.

On the one hand, proponents of living away from family argue that it leads to enhanced job prospects. This is because a large number of individuals from rural areas often face challenges securing desirable jobs, necessitating migration to urban centers for career advancement as well as higher positions, and increased remuneration. Furthermore, only by residing away from familiar surroundings, can their horizons be gradually broadened by exploring the world as they are able to form new friendships and immerse themselves in diverse cultures.

On the other hand, opponents of the given viewpoint claim  that people should prioritize living with their families. First of all, the absence of familial and social support when residing away from home is emphasized, resulting in a lack of companionship to share joys and sorrows. Consequently, individuals facing homesickness or work-related stress may experience heightened emotional distress. Additionally, rising living costs also pose a financial challenge, limiting the ability to save money amidst essential expenditures such as accommodation, food, and transportation.

To conclude, the phenomenon of living away from home is acknowledged as a double-edged sword. As far as I am concerned, the advantages which include increased job opportunities and an exposure to diverse experiences of this development far surpass its disadvantages. Consequently, the popularity of this trend is encouraged.

(262 words - Written by Việt Úc)

 

BÀI DỊCH

Trong xã hội đương đại, thách thức dành cho những người xa quê để tới nơi khác làm việc đang tạo nên một cuộc tranh luận về việc liệu lợi ích của việc đi làm ở xa nhà có vượt trội hơn nhược điểm hay không. Bài viết này sẽ xem xét cả hai quan điểm về vấn đề này, và trình bày ý kiến của tôi.

Về một mặt, những người ủng hộ việc sống xa gia đình cho rằng nó mang lại cơ hội việc làm tốt hơn. Điều này bởi vì một số lượng lớn những người từ vùng nông thôn thường gặp khó khăn trong việc có được công việc mong muốn, buộc họ phải di cư đến các trung tâm đô thị để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như đạt được các vị trí cao hơn và thu nhập cao tốt. Hơn nữa, với việc rời khỏi vùng an toàn, họ mới có thể mở rộng tầm nhìn dần dần thông qua việc khám phá thế giới, tạo ra những mối quan hệ mới và trải nghiệm các văn hóa khác nhau.

Mặt khác, những người phản đối quan điểm trên cho rằng mọi người nên ưu tiên sống cùng gia đình. Trước hết, họ nhấn mạnh nếu thiếu vắng hỗ trợ từ gia đình khi sống xa nhà, mọi người có thể gặp phải tình trạng không có bạn bè để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Do đó, những người đối mặt với nỗi nhớ nhà hoặc căng thẳng từ công việc có thể trải qua tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cũng đặt ra thách thức về mặt tài chính, làm cho tiết kiệm tiền giữa những chi phí cần thiết như chỗ ở, thức ăn và đi lại trở nên khó khăn hơn.

Tóm lại, việc sống xa nhà được xem như vừa có lợi vừa có hại. Theo quan điểm của tôi, ưu điểm của việc này với các cơ hội việc làm tốt và tăng cường trải nghiệm vượt xa nhược điểm của nó. Do đó, xu hướng này nên được khuyến khích.


KEY VOCABULARY 

  • Familiar circles (adjective + noun): Nhóm mà một người quen thuộc.
  • Delve into (verb): Nghiên cứu.
  • Job prospects (adjective + noun): Cơ hội nghề nghiệp.
  • Career advancement (noun): Sự tiến triển trong sự nghiệp.
  • Remuneration (noun): Tiền lương.
  • Emotional distress (adjective + noun): Tổn thương tâm lý.
  • Essential expenditures (adjective + noun): Chi tiêu cần thiết.

CÙNG THAM KHẢO THÊM CÁC DẠNG ĐỀ THI TRƯỚC

CÙNG THAM KHẢO THÊM CÁC DẠNG ĐỀ THI TRƯỚC

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 24/02/2024:

 

Parents are putting a lot pressure on their children to succeed. What are the reasons for this?

Is it a positive or negative development?

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

  • Khuynh hướng gia tăng về việc cha mẹ tạo áp lực cho con cái của họ để thành công
  • Có nhiều nguyên nhân và những hệ quả nhất định từ xu thế trên

II. Thân Bài 1:

Nguyên nhân

  • Sự khát vọng của cha mẹ về thành công và thịnh vượng tương lai của con
  • Áp lực xã hội khi thành công của con cái có thể định hình vị thế của gia đình đó

III. Thân Bài 2:

Hệ quả tiêu cực

  • Sự căng thẳng và lo âu vì áp lực không thực tế
  • Ảnh hưởng tiêu cực lâu dài lên sức khỏe tinh thần và sự phát triển tự nhiên của trẻ

 

IV. Kết Luận:

  • Nguồn gốc của áp lực từ phía cha mẹ là do kỳ vọng cũng như tiêu chuẩn xã hội
  • Hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và sự phát triển bản chất của trẻ

SAMPLE ANSWER (band 7.5+)

In today's fast-paced world, there is a growing trend of parents placing substantial pressure on their children to be successful. This essay aims to delve into the reasons driving this phenomenon and assess whether it yields positive or negative outcomes.

One of the primary factors fueling this trend is the aspiration of parents for their children's success and future prosperity. This is because they firmly believe that by encouraging their children to excel in various aspects of life, the likelihood of gaining admission to esteemed universities and securing lucrative careers significantly increases. Moreover, societal norms can also exert pressure on parents to ensure that their children surpass their peers academically and socially, as a child's accomplishments are seen as a reflection of the family's social status. Consequently, parents strive to enhance their family's reputation by propelling their children towards exceptional achievements.

While parental pressure can serve as a motivating factor, this approach can have several negative consequences. First of all, excessive tension to meet unrealistic expectations set by parents can lead to high levels of stress and anxiety in children , impacting their mental health and general well-being , resulting in numerous issues such as  eating disorders or depression. Furthermore, relentless pursuit of success may overshadow other aspects of a child's development, such as creativity, social skills, and emotional intelligence. In the long run, this narrow focus on achievement can hinder their holistic growth and overall happiness.

In conclusion, the intentions behind parental pressure originate from the expectations for their children’s success and the social norms. Nevertheless, this trend has negatively affected children's mental health and intrinsic development.

(266 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Trong thế giới hiện đại ngày nay, có một xu hướng gia tăng của các bậc phụ huynh đặt áp lực lớn lên con cái của họ để thành công. Bài viết này sẽ  khám phá các nguyên nhân và đánh giá xem nó mang lại kết quả tích cực hay tiêu cực.

 

Một trong những yếu tố chính thúc đẩy xu hướng này là nguyện vọng của các bậc phụ huynh về thành công tương lai của con cái. Điều này bởi vì họ tin rằng bằng cách khuyến khích con cái của họ đạt được thành công ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, khả năng được nhận vào các trường đại học uy tín và đảm bảo sự nghiệp sinh tốt sẽ tăng đáng kể. Hơn nữa, các chuẩn mực xã hội cũng có thể tạo áp lực cho các bậc phụ huynh để đảm bảo rằng con cái của họ cần vượt trội bạn bè, vì thành công của con cái  được xem như là một thước đo của vị thế xã hội của một gia đình. Do đó, các bậc phụ huynh cố gắng tăng nâng cao vị thế gia đình bằng cách thúc đẩy con cái của họ đến những tầm cao hơn.

 

Mặc dù áp lực từ phụ huynh có thể mang tính động viên, nhưng điều này cũng vô tình mang lại một số hậu quả tiêu cực. Trước hết, sự căng thẳng quá mức để đáp ứng những kỳ vọng không thực tế được đặt ra bởi phụ huynh có thể dẫn đến sự  căng thẳng ở trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ, dẫn đến nhiều vấn đề như rối loạn ăn uống hoặc trầm cảm. Hơn nữa, việc theo đuổi không ngừng của thành công có thể làm mờ đi các khía cạnh khác của sự phát triển tự nhiên của một đứa trẻ, như sáng tạo, kỹ năng xã hội và cảm xúc. Về lâu dài, việc theo đuổi thành tựu mù quáng này có thể cản trở sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của một đứa trẻ.
 

Tóm lại, áp lực từ phụ huynh xuất phát từ mong muốn về sự thành công của con cái và các chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, xu hướng này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển của trẻ em.


KEY VOCABULARY:

  • Aspiration (noun) - khát vọng, hoài bão
  • Esteemed (adjective) - được tôn trọng, được kính trọng
  • Lucrative (adjective) - có lợi, sinh lời
  • Propell (verb) - thúc đẩy, đẩy mạnh
  • Relentless (adjective) - không ngừng nghỉ
  • Overshadow (verb) - làm mờ, che khuất
  • Holistic (adjective) - toàn diện
  • Intrinsic (adjective) - bản chất, nội tại
 

CÙNG THAM KHẢO THÊM CÁC DẠNG ĐỀ THI TRƯỚC

 

CÙNG THAM KHẢO THÊM CÁC DẠNG ĐỀ THI TRƯỚC

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 23/03/2024:

Some people think it is a good thing for senior managers to have much higher salaries than the other workers in a company.  

To what extent do you agree or disagree?

 

DÀN BÀI:
I. Mở Bài:

  • Chênh lệch mức lương giữa quản lý và nhân viên trong tổ chức gây tranh cãi.
  • Tuy nhiên, không thể phủ nhận đó là một chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho các công ty.

II. Thân Bài 1:

Lợi ích của việc trả lương cao cho quản lý

  • Đầu tư chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài.
  • Phần thưởng cho rủi ro và áp lực quản lý.
  • Khuyến khích hiệu suất và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

III. Thân Bài 2:

Phản đối và lập luận

  • Mặc dù: Lo ngại về sự chênh lệch mức lương gây ra văn hóa đối nghịch.
  • Tuy nhiên: Thiếu đánh giá sự vất vả và đóng góp của quản lý.
  • Sự công nhận đúng đắn về sự tận tụy và chuyên môn của họ.

IV. Kết Luận:

  • Quản lý cấp cao xứng đáng với mức lương cao hơn, chứng minh bằng lợi ích tài chính và sự phát triển chuyên môn.
  • Việc này không chỉ là cách công bằng mà còn là một chiến lược hiệu quả cho sự phát triển của tổ chức.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

While some may critique the disparity in salaries between experienced managers and other employees within the same organization, it is indisputable that such compensation schemes offer multifaceted benefits for companies.

To commence with, the provision of higher salaries to managerial personnel serves as a strategic investment aimed at both attracting and retaining top-tier talent. This is because competitive remuneration packages increase the likelihood of securing highly skilled individuals who can drive the company towards its objectives. Moreover, these elevated salaries serve as just recompense for the inherent risks and pressures borne by managers when making pivotal decisions that have far-reaching implications for the company's fortunes. Consequently, the provision of substantial salaries incentivizes senior managers to deliver enhanced performance, thereby fostering the sustained growth and prosperity of the organization.

Critics may argue that such practices exacerbate wage disparities, resulting in a culture of resentment amongst lower-paid employees and those occupying managerial roles. Nevertheless, this argument fails to appreciate the arduous journey undertaken by individuals to ascend to higher positions. Years of accumulated experience, coupled with the acquisition of specialized knowledge and skills, render these individuals indispensable assets to the company. Given their direct contribution to the organization's success, different remuneration serves as a rightful acknowledgment of their invaluable dedication and expertise.

In conclusion, I am firmly convinced that senior personnel warrant higher salaries relative to their counterparts within the company. Not only is this  not only justified by the financial returns through the recruitment and retention of top talent but also by their unwavering dedication and extensive professional life.

(258 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH

Mặc dù có một số ý kiến trái chiều về sự chênh lệch về mức lương giữa các quản lý nhiều kinh nghiệm và nhân viên khác trong cùng một tổ chức, nhưng không thể phủ nhận rằng mức lương như vậy mang lại nhiều lợi ích đa chiều cho các công ty.

Đầu tiên, việc cung cấp mức lương cao hơn cho nhân viên quản lý được coi là một đầu tư chiến lược nhằm thu hút và giữ chân nhân tài. Điều này bởi vì các mức lương mang tính cạnh tranh này tăng khả năng thu hút các cá nhân có kỹ năng cao, để có thể đưa công ty đạt được mục tiêu của mình. Hơn nữa, những mức lương cao này cũng là phần bù cho những rủi ro và áp lực mà các quản lý phải chịu khi đưa ra các quyết định quan trọng có tác động sâu rộng đối với sự thành công của công ty. Do đó, việc đưa ra mức lương cao khuyến khích các quản lý cấp có thể thiện hiệu suất, từ đó thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của tổ chức.

Các ý kiến trái chiều cho rằng những sự đường lối này làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về mức lương, dẫn đến một văn hóa đối nghịch giữa những nhân viên được trả lương thấp hơn và những người đảm nhiệm các vai trò quản lý. Tuy nhiên, lập luận này lại không đánh giá cao sự vất vả của cá nhân trong nỗ lực để tiến lên các vị trí cao. Nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp với việc tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn, làm cho những cá nhân này trở thành tài sản không thể thiếu đối với công ty. Xét về đóng góp trực tiếp của họ vào sự thành công của một tổ chức, việc trả lương khác nhau là một sự công nhận đúng đắn về sự tận tụy và chuyên môn của họ.

Tóm lại, tôi tin rằng quản lý cấp cao xứng đáng nhận mức lương cao hơn so với đồng nghiệp trong công ty. Điều này không chỉ được chứng minh bằng các lợi ích tài chính thông qua việc tuyển dụng và giữ chân các tài năng hàng đầu mà còn bằng sự tận tụy và phát triển nghề nghiệp của họ.
 
KEY VOCABULARY:
  • Disparity (n) - Sự chênh lệch
  • Indisputable (adj) - Không thể tranh cãi
  • Multifaceted (adj) - Đa chiều
  • Provision (n) - Sự cung cấp
  • Managerial (adj) - Thuộc về quản lý
  • Personnel (n) - Nhân viên
  • Remuneration (n) - Sự trả công
  • Inherent (adj) - Bản chất
  • Pivotal (adj) - Quan trọng
  • Far-reaching (adj) - Có tác động xa
  • Incentivize (v) - Kích thích
  • Prosperity (n) - Thịnh vượng
  • Exacerbate (v) - Làm trầm trọng thêm
  • Resentment (n) - Sự oán giận
  • Arduous (adj) - Cực khó khăn
  • Ascend (v) - Leo lên
  • Indispensable (adj) - Không thể thiếu
  • Warrant (v) - Đảm bảo
  • Retention (n) - Giữ lại
  • Unwavering (adj) - Kiên định

CÙNG THAM KHẢO THÊM CÁC DẠNG ĐỀ THI TRƯỚC

IELTS Writing 23/03/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 23/03/2024

IELTS Writing 18/04/2024

 


 

   IELTS WRITING TASK 1

Đề bài - ngày 18/04/2024

 

The bar chart shows the average number of hours students in five different universities studied.

 
 

 

DÀN BÀI:

I. Mở Bài :

  • Biểu đồ cột trình bày sự chênh lệch rõ ràng về thời gian học của sinh viên qua năm tại năm cơ sở giáo dục.

II. Tổng Quan:

  • Mô hình học trong tuần và cuối tuần có sự khác biệt đáng kể.
  • Các cơ sở có sự nhất quán cao về thời gian học trong tuần, nhưng cuối tuần lại có sự dao động rộng

III. Thân Bài 1:

Số liệu của Các Ngày Trong Tuần
  • Sinh viên Đại học C dành nhiều thời gian nhất, với 10.6 giờ.
  • Các cơ sở còn lại có thời gian học khá tương đồng, xấp xỉ 10 giờ.

VI. Thân Bài 2:

Số liệu của Cuối Tuần
  • Sinh viên Đại học A dẫn đầu, dành 9 giờ cho việc học.
  • Đại học B và C theo sau với 8.6 và 7.8 giờ tương ứng.
  • Đại học D và E có thời gian học cuối tuần trung bình xấp xỉ 6 giờ, tương đối đồng nhất.

SAMPLE ANSWER (band 7.5+):

The bar charts illustrate the stark discrepancies in study time dedicated by students across five educational institutions.

Overall, a distinct disparity exists between weekday and weekend study patterns. While weekdays display remarkable consistency across most institutions, weekends reveal a wider range, varying from 6 to a substantial 9 hours.

Looking first at weekdays’ figures which reveal a clear pattern, students from University C demonstrably dedicate the most time, clocking in at an impressive 10.6 hours. Interestingly, students at the remaining universities exhibit remarkable consistency, hovering around the 10-hour mark.

Turning to weekends which present a more nuanced picture, a noticeable difference emerges in the time spent on assignments. University A students lead the pack, devoting a significant 9 hours to this pursuit. This is closely followed by Universities B and C at 8.6 and 7.8 hours respectively. Conversely, a sense of uniformity characterizes Universities D and E, with their students averaging approximately 6 hours of weekend study.

(160 words - Written by Việt Úc)

BÀI DỊCH:

Biểu đồ cột mô tả sự chênh lệch rõ ràng trong thời gian học tập của sinh viên qua năm cơ sở giáo dục.

Nhìn chung, có sự khác biệt rõ ràng giữa mô hình học vào các ngày trong tuần và cuối tuần. Trong khi các ngày trong tuần thể hiện sự nhất quán đáng kể ở hầu hết các cơ sở, cuối tuần lại cho thấy sự, dao động từ 6 đến 9 giờ học.

Bắt đầu với số liệu của các ngày trong tuần, sinh viên từ Đại học C rõ ràng dành nhiều thời gian nhất, lên tới 10.6 giờ. Sinh viên ở các trường còn lại có giờ học khá tương đồng, dao động xung quanh con số 10 giờ.

Chuyển sang cuối tuần, một sự khác biệt đáng chú ý trong thời gian dành cho việc làm bài tập. Sinh viên của Đại học A dẫn đầu, dành 9 giờ cho việc này. Điều này được tiếp theo bởi các Đại học B và C với lần lượt 8.6 và 7.8 giờ. Ngược lại, có tương đồng ở các Đại học D và E, với sinh viên của họ dành trung bình khoảng 6 giờ học vào cuối tuần.

KEY VOCABULARY:

  • Stark discrepancy (noun phrase) - Sự chênh lệch rõ ràng
  • Distinct disparity (noun phrase) - Sự khác biệt rõ ràng
  • Demonstrably (adverb) - Minh chứng rõ ràng
  • Pursuit (noun) - Sự theo đuổi
  • Uniformity (noun) - Sự đồng nhất

 


 

   IELTS WRITING TASK 2 

Đề bài - ngày 18/04/2024:

Some people think that in order to prevent illness and disease, governments should make efforts in reducing environmental pollution and housing problems. 
To what extent do you agree or disagree with this statement?

DÀN BÀI:

Đăng ký tư vấn - nhận ngay ưu đãi
Timeout !Get new captcha
Zalo